Cụ thể hóa các mong đợi về tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Cụ thể hóa các mong đợi về tổ chức

Nhà quản lý xác lập các mong đợi về tổ chức, mô tả các mong đợi dưới dạng các đặc điểm cụ thể cần đạt được. Với định hướng phát triển tập thể theo hướng tổ chức biết học tập thì các đặc điểm đặc trưng của một “Tổ chức biết học tập” chính là định hướng mong đợi. Theo lý thuyết quản lý hiện đại một tổ chức có các đặc điểm sau đây thì tổ chức đó được gọi là “Tổ chức biết học tập”:

- Cơ cấu tổ chức theo mô hình mạng lưới, có nghĩa là các bộ phận, cá nhân trong tổ chức được phân quyền rộng rãi. Cấu trúc quản lý của một tổ chức truyền thống thường được phân chia thành thứ bậc theo chiều dọc, các bộ phận nằm trong những mối quan hệ nhất định nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hài hoà trong TC. Việc xác lập và xử lý đúng đắn các mối quan hệ về tổ chức là yếu tố trọng yếu để vận hành bộ máy ăn khớp nhịp nhàng, tạo ra hiệu lực của TC. Khi đề cập khái niệm tổ chức ở trạng thái động, ta cũng đã nhấn mạnh vai trò cực kỳ quan trọng của các mối quan hệ

về TC, nếu xử lý đúng sẽ tạo được động lực và kỷ cương cho TC, ngược lại sẽ gây vướng mắc, xung đột trong nội bộ TC, có th ể làm rối loạn, vô hiệu hoá TC. Khi xác lập các mối quan hệ về tổ chức cần xácđịnh rõ các yếu tố: cấu trúc QL theo chiều dọc hay cấu trúc QL theo chiều ngang; quan hệ lâu dài, thường xuyên hay đột xuất; quan hệ chính thức hay không chính thức. TCHT sẽ phá bỏ cấu trúc tổ chức theo chiều dọc, cấu trúc ngăn cách người quản lý và nhân viên. TCHT vận dụng những ý tưởng mới nhất để đạt được sự cộng tác, hợp tác giữa người lãnh đạo với các thành viên, giữa các thành viên với nhau, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Đó là ý tưởng về mối liên kết ngang, trong đó các nhóm, tổ có tính tự chủ đáng kể, cán bộ được đưa về các tổ nhóm. Những quản lý cồng kềnh ở cấp cao sẽ bị giảm thiểu. Cấu trúc theo chiều ngang là đòi hỏi tất yếu của xu thế tái trang bị kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, trong đó các quá trình công nghệ theo chiều ngang được liên kết lại thành một đơn vị duy nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả. Cấu trúc tổ chức theo chiều ngang lấy tổ, nhóm làm trung tâm, có vai trò tích cực trong công tác xây dựng TTSP. Các tổ, nhóm có trách nhiệm ngày càng cao trong các hoạt động giáo dục, giảng dạy ở trường học.

- Lãnh đạo/quản lý theo tư tưởng công khai, dân chủ hoá: Phong cách quản lý là hệ thống những phương pháp, thủ thuật, cách thức ứng xử, hành động của nhà quản lý trong hoạt động giao tiếp, tạo nên sự khác biệt giữa nhà quản lý này với nhà quản lý khác. Nhìn chung, phong cách có tính ổn định song phong cách có thể thay đổi, đặc biệt khi quan hệ xã hội thay đổi, đặc điểm nghề nghiệp thay đổi, môi trường sống và làm việc thay đổi.

Có 3 loại phong cách cơ bản:

+ Phong cách dân chủ: Người lãnh đạo điều hành các khách thể quản lý bằng hệ thống hành vi đặc trưng bởi sự quan tâm, độ lượng, nhân ái, tôn trọng, lắng nghe ý kiến mọi người trong TTSP. Mọi quyết định của người lãnh đạo đều xuất phát từ lợi ích chung, lấy nguyên tắc “tập trung dân chủ” làm nguyên tắc điều hành và ra quyết định. Quản lý theo phong cách dân chủ có ưu điểm là tập hợp được lực lượng, đoàn kết tập thể tạo thành sức mạnh thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo, tự giác của các thành viên, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động của nhà trường. Quản lý theo phong cách này rất dễ thấy vai trò của người lãnh đạo không rõ ràng, mờ nhạt, làm chậm tiến độ, không chớp được thời cơ thuận lợi, sự dân chủ quá trớn đôi khi gây tình trạng tản mạn, bất lợi. Tuy nhiên trong nhà trường, với một tập thể tri thức, TTSP có tính tự trọng cao, việc lãnh đạo theo phong cách dân chủ cần được ưu tiên phát huy.

việc và ý đồ chủ quan của nhà quản lý làm mục tiêu chính. Theo phong cách này, lãnh đạo phân công lao động và đánh giá sản phẩm thuần túy căn cứ vào yêu cầu công việc, rất ít quan tâm đến đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong TTSP. Phong cách mệnh lệnh, độc đoán chủ yếu lấy luật, quy chế để điều hành công việc. Vì vậy, khi kiểm tra đôn đốc, nhà quản lý thường dứt khoát, cương quyết, thẳng thắn nhắc nhở cấp dưới và thường dám tự chịu trách nhiệm về mình. Lãnh đạo theo phong cách này thường hoàn thành công việc đúng thời gian quy định, QL theo quy trình, tiết kiệm tài chính, đápứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp bách, phù hợp với công tác QL hành chính, quân sự, luật pháp. Tuy nhiên, việc lạm dụng QL theo phong cách mệnh lệnh sẽ làm nhà quản lý trở nên quan liêu, cứng nhắc, độc tài, gia trưởng, xa rời quần chúng.

+ Phong cách tự do: Nhà quản lý dưới danh nghĩa tôn trọng tự do của cá nhân, ngại va chạm, đấu tranh. Với cấp trên nhà quản lý giữ thái độ tôn trọng đúng mức qua việc thực hiện chỉ thị văn bản. Đối với cấp dưới nhà quản lý nặng về phổ biến chỉ thị nghị quyết thiếu kiểm tra sâu sát. Nhà quản lý thường tiếp cận thông tin thông qua người giúp việc của mình. Phong cách này ít nhiều mang tính tùy tiện, tắc trách, làm việc thiếu chủ động sáng tạo. Tính kế hoạch, tính khoa học, tính kiên quyết không thể hiện rõ nét. Trong một số trường hợp cụ thể đây là phương pháp mạnh vì phát huy tính chủ động sáng tạo của những thành viên tích cực vừa có tâm, vừa có tài, tạo thế ổn định cho nhà trường. Khi TTSP có nhiều thành viên tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, bầu không khí tập thể thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ thì việc sử dụng phong cách này trong quản lý nhà trường là rất tốt. Trong quản lý xây dựng TTSP nhà quản lý nên vận dụng, phối hợp một cách có hiệu quả những ưu điểm của ba loại phong cách trên nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

- Văn hoá tổ chức mạnh - nghĩa là ở đó mọi người đối xử với nhau đầy tình thương và trách nhiệm, đồng thời mọi người đều thấm nhuần sứ mạng của đơn vị và chức năng nhiệm vụ của bản thân, tự nguyện, tự giác thực hiện. Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, triết lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận. Trong một nhà trường các giá trị văn hóa có những biểu hiện rõ ràng, dễ nhìn thấy nhưng cũng có những giá

trị văn hóa ẩn chìm trong mỗi cá nhân tạo nên những sự khác biệt về văn hóa của các thành viên trong nhà trường. Phần nổi gồm mục đích, mục tiêu; chính sách và các quá trình; các mô tả công việc. Phần chìm gồm: nhu cầu, cảm xúc, ước muốn của cá nhân; các ý tưởng khác biệt về vai trò sứ mệnh; quyền lực và cách thức ảnh hưởng; cạnh tranh và hợp tác; quan điểm về mối quan hệ và tầm nhìn; cảm giác về sự chân thật và tin tưởng; giá trị cá nhân; kỹ năng và năng lực. Việc lãnh đạo hiểu rõ những giá trị chìm và nổi của tảng băng văn hóa này rất quan trọng, đặc biệt là các phần chìm của tảng băng. Nếu lãnh đạo không nắm bắt được tâm tư, tình cảm và quan điểm của tập thể sư phạm, không nhìn thấy các mâu thuẫn nảy sinh trong tổ chức để giải quyết nó thì trước hay sau giá trị bề nổi của văn hóa tổ chức cũng sẽ bị ảnh hưởng và người lãnh đạo có thể bị thất bại. Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của TCHT. Văn hóa của TCHT phải mạnh mẽ trong ba lĩnh vực sau: Cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất; Văn hóa tổ chức là bình đẳng với tất cả mọi thành viên; Các giáị trvăn hóa phải được cải thiện và thích nghi. Nhà trường trở thành TCHT khi các thành viên trong nhà trường có đủ thông tin để thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, nhìn thấy được triển vọng tương lai của nhà trường và có trách nhiệm với nhà trường. Đồng thời, mọi thành viên không ngừng học tập, nâng cao năng lực bản thân và họ được huy động, được lôi cuốn để tạo dựng tương lai, để nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình, để tạo ra những kết quả mà họ mong muốn. Từ những cơ sở lý luận trên, chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của TTSP đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc trưng của tập thể sư phạm biết học hỏi là có bầu không khí tâm lý tốt đẹp, mỗi thành viên có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực, chủ động đối với các hoạt động tập thể, hăng say lao động, có ý thức đoàn kết, hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, có trách nhiệm cao trong việc giảng dạy, giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh, việc của mình, bộ máy vận hành mọi thành viên hài lòng với nhiệm vụ, công đồng bộ, hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)