Thực trạng công tác kế hoạch hóa sự phát triển của tập thể sư phạm

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 66 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng công tác kế hoạch hóa sự phát triển của tập thể sư phạm

Trong nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình, chỉ có điều bản chất của văn hóa đó là gì? các giá trị của nó ra sao? Văn hóa đó được hình thành tự phát hay là kết quả của cả một quá trình xây dựng có chủ đích rõ ràng của quản lý nhà trường cũng như sự thống nhất của TTSP? Nhà trường có ý thức rõ những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục hay không?

Phát triển văn hóa nhà trường không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần phải có chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường lâu dài của các thế hệ CB, GV, HS.

Bảng 2.14: Đánh giá về sự phát triển của TTSP

Stt Nội dung

Mức độ

Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Khả năng hoạt động nhóm chưa tốt, công việc còn mang tính hành chính sự vụ

25 16,7 32 21,3 93 62,00

2

Thành viên hiểu rõ sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường. Đa số các thành viên đều tích cực

108 72,0 36 24,0 6 4,0

3

Các thành viên chưa có sự tương trợ nhau trong công tác, chủ yếu thực hiện mệnh lệnh từ trên xuống

48 32,0 32 21,3 70 46,7

4 Hệ thống tổ trưởng tự quản tốt,

hoạt động có hiệu quả 48 32,0 18 12,0 84 56,0

Bảng 2.14 cho thấy, đánh giá của đội ngũ CB, GV về trình độ phát triển của tập thể bộ phận nơi họ trực tiếp công tác cũng có nhiều khác biệt. Có 38% QL, GV đánh giá tập thể của họ đang ở giai đoạn hình thành, làm việc thụ động theo những yêu cầu của tổ chức, của cấp trên, đối với những tập thể này rất cần sự quan tâm nhiều hơn của lãnh đạo, cũng như sự tích cực hơn của các cán bộ quản lý bộ phận và các thành viên trong nó nhằm xây dựng tập thể ngày càng phát triển lên trình độ cao hơn. Ở nội dung 2 của bảng 2.14 có 4% không đồng ý, điều này đòi hỏi nhà quản lý cần tổ chức các hoạt động chung trong công việc cũng như ngoài công việc để giúp các thành viên trong tập thể hiểu rõ sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường, đây là cơ sở quan trọng nhằm xây dựng TTSP phát triển.

Các nội dung 4, 5, 8, 9, 10 bảng 2.13 được tập thể CB, GV đánh giá ở mức độ cao và trung bình trên 70% đây là minh chứng cho việc chú trọng xây dựng môi trường văn hóa của nhà trường. Từ chiến lược xây dựng văn hóa nhà trường được phát lộ, TTSP trường đã xây dựng các giá trị văn hóa tốt đẹp như sự quan tâm giữa các thành viên, tạo được sự gắn kết, hợp tác và chia sẻ, sự tôn trọng lẫn nhau trong công việc và cuộc sống, tạo được bầu không khí tâm lý tích cực trong TTSP nhà trường.

Tuy nhiên, ở các nội dung 2, 7, 15 vẫn còn 23%, 26%, 24% CB, GV đánh giá ở mức độ thấp, điều này cần được các cán bộ quản lý nhà trường quan tâm hơn nữa việc chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường với TTSP, đặc biệt Hiệu trưởng cần giữ vai trò dẫn dắt (bằng các định hướng, chiến lược, mục tiêu), thể hiện uy tín của nhà lãnh đạo, đồng thời khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để GV phát triển tối đa khả năng của họ, tạo dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn. Thực trạng các hoạt động của các trường THCS huyện Ngọc Hiển xếp vào “phần nổi của tảng băng văn hóa” được CB, GV đánh giá:

Bảng 2.15: Đánh giá thực trạng các hoạt động của TTSP các trường THCS huyện Ngọc Hiển

Stt Nội dung

Mức độ

Rất tốt Trung bình Chưa đạt

SL % SL % SL %

1 Hoạt động thao giảng, dự giờ 50 33,3 66 44,0 34 22,7 2

Hội nghị, diễn đàn, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong trường

61 40,7 69 46,0 20 13,3

3 Hội nghị, diễn đàn, giao lưu, tọa

Stt Nội dung

Mức độ

Rất tốt Trung bình Chưa đạt

SL % SL % SL %

đơn vị khác

4 Kỷ niệm các ngày lễ trong năm 69 46,0 64 42,7 17 11,3 5 Đúc rút các sáng kiến kinh nghiệm 35 23,3 81 54,0 34 22,7

6 Công tác thi đua 39 26,0 68 45,3 43 28,7

7 Tổ chức các hoạt động thể dục thể

thao 50 33,3 79 52,7 21 14,0

8 Hoạt động văn nghệ 57 38,0 79 52,7 14 9,3

9 Hoạt động tham quan dã ngoại 44 29,3 75 50,0 31 20,7 10 Việc tương trợ, thăm hỏi (ốm đau,

hiếu hỷ...) 93 62,0 51 34,0 6 4,0

11

Hoạt động tình nguyện (ủng hộ người nghèo, lũ lụt, hiến máu nhân đạo…)

80 53,3 55 36,7 15 10,0 12 Hoạt động giao lưu các thế hệ 32 21,3 85 56,7 33 22,0 13 Nói chuy ện chuyên đề, giáo dục

lòng nhân ái cho đội ngũ, học sinh 75 50,0 64 42,7 11 7,3 14

Các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về truyền thống của trường, của ngành

57 38,0 70 46,7 23 15,3

15

Các hoạt động kỷ niệm sinh hoạt truyền thống của trường (khai giảng, bế giảng, ngày thành lập trường…)

80 53,3 57 38,0 13 8,7

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Theo bảng 2.15 các nội dung 2, 4, 10, 11, 15 có mức độ tỷ lệ đồng thuận tốt và trung bình trên 80%, đây là tín hiệu đáng mừng về tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong TTSP.

Các nội dung 1, 5, 6 về hoạt động thao giảng dự giờ, đúc rút kinh nghiệm, công tác thi đua được CB, GV đánh giá cụ thể tỷ lệ ở các mức độ: Tốt (33,3; 23,3; 26); Trung bình (44; 54; 45,3); Chưa đạt (22,7; 22,7; 28,7). Như vậy, ba hoạt động này nói chung ở mức độ tương đối, tuy nhiên đây là ba hoạt động trọng yếu của nhà trường. Thực trạng với một trường dạy học 2 buổi/ ngày, nhưng lực lượng giáo viên cơ hữu lại

khá”mỏng”, ở một số bộ môn không có giáo viên cơ hữu chủ chốt như môn Tiếng Anh, Tin học, địa lý, Thể dục, số tiết dạy của mỗi giáo viên trong tuần trung bình đều trên 24 tiết/ tuần, các giáo viên thỉnh giảng phần lớn trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề và chưa ổn định công tác lâu dài nên thường có sự thay đổi. Do đó, công tác tổ chức thao giảng, dự giờ có thực hiện theo kế hoạch đề ra nhưng chưa có tính hệ thống, chưa đi sâu vào chất lượng góp ý, trao đổi chuyên môn sau giờ dự nhằm đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Với công tác thi đua của nhà trường, nhìn chung có phát động theo tính chất thời vụ nhưng việc tổng kết đánh giá thi đua là chưa kịp thời, chưa có tác dụng thiết thực. Các hoạt động hội nghị, diễn đàn, giao lưu, tọa đàm, tham quan dã ngoại, giao lưu giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về truyền thống của trường của ngành được đánh giá ở mức độ trung bình khá.

Hoạt động hội nghị, diễn đàn, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác có tỷ lệ chưa đạt đến 53,3%, thực tế tại trường hoạt động này chưa được đầu tư đúng mức. Vậy đây là hoạt động mà nhà quản lý cần quan tâm nhiều đến công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện.

Theo sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Trường đã triển khai kế hoạch tổ chức tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều hình thức; xây dựng cơ chế quản lý sử dụng đội ngũ trên cơ sở các tiêu chuẩn GV theo quy định, khắc phục dần tình trạng thiếu GV qua nhiều năm.

Việc chọn cử CBQL và GV cốt cán tham dự các khóa bồi dưỡng kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, chuyên môn đã góp phần quan trọng nhằm ổn định và tăng cường hiệu quả hoạt động nhà trường.

Số lượng giáo viên đạt chuẩn đào tạo được phân công giảng dạy đúng chuyên môn, có điều kiện rèn luyện nghiệp vụ tích lũy kinh nghiệm. Chất lượng các mặt giáo dục và tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm tương đối ổn định phản ánh thực chất kết quả giảng dạy và h ọc tập phù hợp với tình hình thực trạng đội ngũ cũng như điều kiện dạy học của trường. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS trúng tuyển vào trường chuyên và THPT luôn ở mức thấp của mặt bằng chung của tỉnh.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong TTSP được các cấp quản lý giáo dục quan tâm, đa số GV tâm huyết, yêu nghề, gắn bó với nghề, có tinh thần vượt khó vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất, lối sống phù hợp với các quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT) do Bộ GD-ĐT ban hành. Đội ngũ GV tích cực tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, các hoạt động bồi dưỡng trong hè, bồi dưỡng thay sách, các hình thức bồi dưỡng chuyên môn ở trường, ở tổ. Đặc biệt phong trào thi GV dạy giỏi hàng năm, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, các hội thảo

chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS...đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phấn đấu vươn lên của mỗi giáo viên.

Tóm lại, công tác triển khai các hoạt động tại trường đã có nhi ều thay đổi, và có nhiều chuyển biến tích cực, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời quá trình tổ chức mọi hoạt động, tuy nhiên trong quá trình thực hiện những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Chất lượng các hoạt động trong nhà trường đã góp phần thực hiện tốt những nội dung trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT. Đánh giá nhậ thức vai trò ảnh hưởng của công tác xây dựng TTSP đến các hoạt động trong nhà trường được khảo sát qua phiếu hỏi như sau:

Bảng 2.16: Ảnh hưởng của công tác xây dựng TTSP đến các hoạt động trong nhà trường

Stt Nội dung

Mức độ

Mạnh Ít Không

SL % SL % SL %

1 Tăng hiệu quả làm việc 117 78,0 27 18,0 6 4,0

2 Tạo môi trường làm việc tích cực 98 65,3 34 22,7 18 12,0 3 Nâng cao chất lượng giáo dục 74 49,3 55 36,7 21 14,00 4 Nâng cao chất lượng quản lý 42 28,0 87 58,0 21 14,00 5 Xây dựng hình ảnh nhà trường 87 58,0 57 38,0 6 4,00 6

Góp phần giáo dục lý tưởng nghề nghiệp cho các thành viên trong tập thể

93 62,0 37 24,7 20 13,3

7 Hình thành những truyền thống

tốt đẹp 89 59,3 52 34,7 9 6,00

8 Tạo niềm tin yêu cho CB, GV,

học sinh và phụ huynh học sinh. 100 66,7 35 23,3 15 10,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Kết quả bảng 2.16 cho thấy công tác xây dựng tập thể có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động của nhà trường, điều này cho thấy yếu tố con người chính là yếu tố cần phải được đề cao nhất, và việc phát huy sức mạnh tập thể là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường.

Tỷ lệ ảnh hưởng của việc xây dựng tập thể sư phạm đến các nội dung hoạt động của nhà trường đưa ra ở bảng 2.16 được chọn có tỷ lệ cao, điều này cho thấy nhận thức

của CB, GV về tầm quan trọng của việc xây dựng TTSP phát triển trong nhà trường hiện nay. Chỉ có trong TTSP mỗi thành viên mới tìm thấy được điều kiện thuận lợi và phương tiện hữu hiệu để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tay nghề. Đặc biệt, TTSP càng tích cực càng có vai trò to lớn trong việc giúp mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhà trường. Chính vì thế, “Giáo dục trong tập thểvà bằng tập thể” được coi là nguyên tắc giáo dục cơ bản của nước ta.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)