Phân tích trạng thái của tổ chức hiện hành

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 33 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Phân tích trạng thái của tổ chức hiện hành

Phân tích trạng thái hiện tại của tập thể là trả lời câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu trên tiến trình phát triển của tập thể?”. Sự phân tích này tập trung chủ yếu vào văn hoá tổ chức. Kết quả cần đạt của quá trình phân tích trạng thái hiện hành là sự nhận diện vấn đề tập thể đang đối mặt cần có sự thay đổi; xác định điểm “tối” cần thay đổi và phát triển các tiếp cận mới; chọn vấn đề tác động lớn nhất và các cơ hội để tác động.

Đồng thời Hiệu trưởng đóng vai trò trong việc tổ chức và dựng TTSP theo hướng TCHT ở trường THCS rất quan trọng cụ thể:

Cùng với việc thực hiện các chức năng truyền thống của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) trên cả ba mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu thì một điều rất quan trọng là tạo ra sự đồng thuận, huy động và lôi cuốn tập thể vì mục đích chung.

Đặc biệt, đối với trường phổ thông nhi ều cấp học, đội ngũ gồm nhiều thành phần, luôn biến động, có rất nhiều khó kh ăn về đối tượng giảng dạy, CSVC, chính sách đãi ngộ,... Xây dựng TTSP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người cán bộ quản lý nhà trường.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức biết học tập là hình thành một tập thể có các yêu cầu sau:

- Người lãnh đạo nhà trường gương mẫu.

- Các cán bộ, giáo viên trong TTSP đều hiểu được quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo sứ mệnh của nhà tr ường và được giúp đỡ để thực hiện quyền tự chủ sáng tạo trong tập thể.

- Các giáo viên xây dựng được các mối liên hệ theo chiều ngang một cách hợp lý tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể.

- Xây dựng hệ thống thông tin QLGD của nhà trường có tính minh bạch và hiệu lực.

- Nhà trường xây dựng được sứ mệnh, tầm nhìn và chi ến lược hành động trong mối tương thích với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Tập thể xây dựng được một hệ giá trị tạo nên văn hoá đặc trưng của nhà trường phù hợp với hệ giá trị tiên tiến của thời đại.

Chất lượng giáo dục trong nhà trường là sự đóng góp chung của TTSP. Xây dựng TTSP thành tổ chức “biết học tập” là một chiến lược, một tầm nhìn của người lãnh đạo nhà trường nhằm đảm bảo cho nhà trường và mọi thành viên luôn hợp tác, sáng tạo, học hỏi, thích nghi với những biến đổi liên tục của xã hội, của giáo dục, tạo ra “vốn tổ chức” và đó cũng là xây dựng nét đẹp truyền thống của văn hoá nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)