7. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Hiện thực hoá kế hoạch hành động, điều chỉnh và duy trì kết quả đạt
khuyến khích làm thử một việc mới, một nhiệm vụ mới và sự thất bại được chấp nhận. Nhờ đó mỗi thành viên sẽ xuất hiện những ý tưởng mới và họ cống hiến nó vào việc xây dựng chiến lược của TC. Như vậy, trong TCHT, kế hoạch được các thành viên cùng chung sức xây dựng, nó không phải do các cấp lãnh đạo vạch sẵn mà là sản phẩm tập thể.
1.4.4. Hiện thực hoá kế hoạch hành động, điều chỉnh và duy trì kết quả đạt được được
Nội dung kế tiếp của quản lý xây dựng tập thể là triển khai những nội dung cụ thể của kế hoạch và giải quyết các “vấn đề” nảy sinh, đặc biệt là sự chống đối từ bên trong tập thể.
Song song với hiện thực hóa kế hoạch hành động là việc điều chỉnh kế hoạch hành động (nếu cần) theo các điều kiện mới xuất hiện và duy trì những kết quả đạt được. Ở đây việc đánh giá và khẳng định mức độ đạt được mục tiêu là hết sức quan trọng. Đó là cơ sở để phát triển kế hoạch tiếp theo của các tác động quản lý. Trong hiện thực hoá kế hoạch hành động và điều chỉnh kế hoạch xây dựng tập thể việc duy trì kết quả đạt được, đảm bảo tính bền vững của nó ra hết sức cần thiết. Cơ chế hoạt động theo hướng phát huy tinh thần học hỏi trong nhà trường được thực hiện qua cơ chế ủy quyền. Ủy quyền là việc quản lý cấp trên trao cho cấp dưới quyền giải quyết công việc trong một số trường hợp cụ thể thuộc quyền hạn của mình, trong khi người ủy quyền vẫn đứng ra chịu trách nhiệm. Ủy quyền là công cụ không thể thiếu để người quản lý vận hành một tổ chức và thực hiện các quyết định thông qua nhân sự cấp dưới. Sự ủy quyền đúng đắn sẽ tạo nên những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham gia vào việc ra quyết định, vào việc đánh giá kiểm tra chất lượng. Khi uỷ quyền cho cấp dưới, người quản lý có điều kiện giải phóng thời gian cho công việc cụ thể để tập trung vào những vấn đề đặc biệt quan trọng và bao quát của cơ quan. Mặt khác tạo ra được môi trường rèn luyện nhân viên để từ đó chọn lọc đề bạt người xứng đáng vào vị trí quản lý cần thiết.
Ủy quyền liên quan đến việc chia sẻ quyền lực vì thế đối với đa số các nhà quản lý đó là việc không dễ dàng. Những trở ngại khiến nhà quản lý nhiều khi không dám uỷ quyền. Đó là: không tin vào năng lực của cấp dưới; Sợ bị cấp trên đánh giá và khiển trách vì sao nhãng trách nhiệm, sợ bị quy trách nhiệm về những sai lầm của cấp dưới; sợ bị coi là thiên vị, phân biệt đối xử, ưu ái với người này, thiếu quan tâm với người khác.; tâm lý lo ngại mình bị lấn quyền, bị yếu thế hơn, ta là quan trọng nhất… Nhưng trong thực tế, người quản lý lại không thể làm tất cả mọi việc đồng thời tập
trung vào thế mạnh của mình nếu như họ phải ôm đồm quá nhiều việc. Để việc uỷ quyền được thành công trước hết phải được tiến hành một cách có ý thức từ 2 phía: người uỷ quyền và người được uỷ quyền. Người uỷ quyền phải rất hiểu biết bản thân và cấp dưới thì mới thực hiện được sự uỷ quyền. Cấp dưới được uỷ quyền phải xác định được trách nhiệm trước cấp trên khi được giao quyền và phải thấy rõ những giới hạn trong quyền lực của mình để không vượt qua giới hạn đó. Người uỷ quyền một mặt đòi hỏi hệ thống chỉ huy phải rõ ràng, nhưng không nên đòi hỏi sự tuân thủ máy móc của người được uỷ quyền, phải cho họ được linh hoạt giải quyết công việc, thậm chí được phép điều chỉnh, sửa đổi nội dung công việc khi cần thiết. Người uỷ quyền cũng phải biết chấp nhận một vài thất bại do người được uỷ quyền phạm phải.
Tóm lại, nội dung quản lý xây dựng TTSP theo hướng tổ chức biết học tập bao hàm các nội dung phát triển và đi đến khẳng định tổ chức của mình đã trở thành tổ chức biết học tập với đầy đủ các đặc trưng của nó, và phát huy tác dụng của tập thể trong thực hiện sứ mạng của đơn vị.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở trường Trung học cơ sở
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Đường lối chính sách phát triển giáo dục
Hiệu quả của quản lý công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT đối với các trường THCS chịu ảnh hưởng bới nhiều yếu tố, như: đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; hệ thống thể chế nhà nước; …
Đảng đề ra các chủ trương, đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; định ra hệ thống giáo dục và đào tạo, mục tiêu, nguyên lý giáo dục và đào tạo; xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo; quan điểm về đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, về xã hội hoá hoạt động giáo dục và đào tạo. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo được thể chế hóa tạo cơ sở cho quản lý nhà nước về giáo dục. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
1.5.1.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Điều kiện cơ sở vật chất của các trường THCS ảnh hưởng không nhỏ đến Quản lý công tác xây dựng TTSP có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, phần lớn đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất của các trường THCS từ ngân sách của nhà nước. Hiện nay cơ sở vật chất của các trường THCS ở nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực nhất là diện tích, khuôn viên, trang thiết bị. Nhiều trường còn thiếu phòng học, phòng học không đảm bảo chất lượng, giảng đư ng, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ, thư viện, thiếu các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giảng
dạy và NCKH…Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NL nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và NCKH của đội ngũ giáo viên các trường THCS nói riêng. Như vậy, có thể thấy cơ sở vật chất có vị trí và vai trò quan trọng đến quản lý công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT tại các trường THCS. Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo sẽ hạn chế hiệu quả triển khai, thực thi các chính sách liên quan đến việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT. Có chính sách hay và đúng nhưng việc thực hiện không đủ nguồn lực cơ sở vật chất thì không thể đủ đáp ứng yêu cầu việc triển khai chính sách, từ đó sẽ làm hạn chế hiệu quả, tác động của chính sách cụ thể là việc phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu của TTSP tại các trường THCS.
1.5.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản phương thức quản lý nội bộ các trưng. Bản chất và quy mô truyền thông khoa học đã có những thay đổi lớn. Đặc biệt bản chất của việc dạy, học và NCKH tiến tới đa dạng đào tạo về nội dung và hình thức. Thông qua lớp học trực tuyến, giảng viên có thể giảng tại chỗ nhưng truyền thông tin bài giảng đi khắp thế giới. Gíao viên sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong các lớp học truyền thống làm tăng hiệu quả đào tạo. Cách thu thập và sử dụng và chuyển tải các loại dữ liệu khiến cho trách nhiệm giải trình trong hệ thống quản lý, công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập được dễ dàng thuận tiện hơn. Được sử dụng chung, công khai minh bạch các thông tin. Công nghệ thông tin đã làm biến đổi nhiều nhân tố của hoạt động học thuật như kết quả học tập của học sinh, năng suất, hiệu quả làm việc của giáo viên… thành các dữ liệu.
1.5.1.4. Sự say mê, tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công việc
Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ tới việc phát triển năng lực của đội ngũ tập thể sư phạm. Sự ham mê, sáng tạo, say sưa với công việc cùng với ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong nhà trường là yếu tố rất quan trọng, tác động đến sự phấn đấu, tìm hiểu và tự nguyện trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân người giáo viên. Nghị quyết Trung ương 8 khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”[8]. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ là vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo người làm công tác giáo dục thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
1.5.1.5. Năng lực của người giáo viên
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), trong thế kỷ XXI, “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”. Đó cũng là đội ngũ “những người thầy có nhân cách phát triển toàn diện, có phẩm chất và năng lực của nhà giáo dục toàn cầu để tạo ra những công dân toàn cầu”. Trong những năng lực cần thiết này, một số năng lực nổi lên, đó là: Năng lực dạy học và giáo dục; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực đa văn hóa; Các năng lực khác, như: năng lực học tập suốt đời; năng lực sống; năng lực ngoại ngữ và tin học.
1.5.1.6.Ý thức về nghĩa vụ cá nhân
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, ý thức cá nhân là mức độ phát triển cao của ý thức, là khả năng tự nhận thức về bản thân, có thái độ rõ ràng đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác, từ đó tự giáo dục và tự hoàn thiện. Đối với giáo viên, bên cạnh những quyền lợi của giáo viên, với tư cách là những người giáo viên chân chính, người giáo viên cần nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội đó là giảng dạy, giáo dục học sinh, nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đòi hỏi năng lực giáo viên phải được nâng cao thường xuyên và giáo viên phải có ý thức, có tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển năng lực.
1.5.1.7. Lương tâm, đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối giáo viên, nó là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình xứng danh với nghề cao quý trong xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề đạo đức, nhất là đạo đức của người cách mạng. Bác viết “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ”.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Năng lực của lãnh đạo
Năng lực của lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng TTSP. Khi năng lực của lãnh đạo cao sẽ làm cho công việc xây dựng TTSP, để làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường, HT phải chứng tỏ năng lực của mình như năng lực lãnh đạo, khả năng quyết đoán, tính tự tin, năng lực đổi mới, động cơ và tâm huyết đối với công việc. Trong số các khả năng này, năng lực ra quyết định đúng đắn, tổ chức và điều hành công việc với hiệu suất cao được coi là những năng lực quan trọng nhất. Kiến
thức, các nguyên tắc lãnh đạo, quản lý và kinh nghiệm thực tiễn mà HT tích lũy trong thời gian học tập và trong quá trình giảng dạy trước đó rất quan trọng bởi thực tế quản lý trường học hết sức sinh động, phong phú.
1.5.2.2. Phẩm chất của lãnh đạo
Lãnh đạo nhà trường cần phải có một phẩm chất tốt, chuẩn mực gương mẫu,… để thì mới góp phần xây dựng TTSP theo hướng TCHT thành công hơn. Một số phẩm chất của người lãnh đạo cần có là: Tầm nhìn xa, Sự tự tin, Tính kiên định, Biết chấp nhận mạo hiểm, Sự kiên trì, Sự quả quyết, Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, Khả năng thích nghi. Lãnh đạo nhà trường cần có những phẩm chất này thì việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT sẽ trở nên dễ dàng hơn.
1.5.2.3. Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đối với việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT. Vì phong cách lãnh đạo tạo nên những nét khác biệt giữa các TTSP khác nhau. Phong cách quản lý là hệ thống những phương pháp, thủ thuật, cách thức ứng xử, hành động của nhà quản lý trong hoạt động giao tiếp, tạo nên sự khác biệt giữa nhà quản lý này với nhà quản lý khác. Phong cách lãnh đạo có 3 loại cơ bản như sau: Phong cách dân chủ; Phong cách mệnh lệnh, độc đoán; Phong cách tự do. Tuy theo tình hình thực tế tại các trường mà lãnh đạo chọn cho mình một phong cách lãnh đạo riêng để việc xây dựng TTSP được thuận lợi hơn.
Tiểu kết Chương 1
Cơ sở lý luận trình bày ở Chương 1 cho thấy TTSP có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển các hoạt động giáo dục ở trường THCS. Xây dựng TTSP theo hướng TCHT sẽ tạo môi trường tâm lý, môi trường làm việc sư phạm tích cực, tạo động lực khuyến khích mọi thành viên trong nhà trường cùng quan tâm giải quyết các vấn đề đặt ra, hướng đến mục đích chung của nhà trường, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục nước ta hiện nay.
Để xây dựng TTSP theo hướng TCHT trước hết cần tìm hiểu, làm rõ thực trạng hiện nay của các TTSP ở các trường THCS nghiên cứu, trên cơ sở đó xác định nội dung các biện pháp cần triển khai. Xây dựng TTSP theo hướng TCHT là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên định, kiên trì của mọi thành viên trong tập thể. Đánh giá đúng thực trạng của TTSP là yêu cầu tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp lâu dài và nhiều khó khăn này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Tìm hiểu thực trạng về TTSP, Thực trạng xây dựng TTSP và quản lý xây dựng TTSP theo hướng tổ chức học tập ở các trường THCS ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Nội dung nghiên cứu khảo sát bao gồm việc khảo sát ý kiến của các nhóm đối tượng trên về trình độ phát triển của TTSP tại trường THCS ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cũng như công tác xây dựng TTSP và quản lý xây dựng TTSP tại các trường.
Từ kết quả khảo sát được chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích, đánh giá sự phát triển của tập thể sư phạm trường THCS ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau,...
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn các đối tượng khảo sát giáo viên, cán bộ quản bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn cụ thể về bảng hỏi như sau:
Bảng hỏi dùng điều tra về công tác xây dựng và quản lý xây dựng TTSP ở các