Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Đường lối chính sách phát triển giáo dục

Hiệu quả của quản lý công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT đối với các trường THCS chịu ảnh hưởng bới nhiều yếu tố, như: đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; hệ thống thể chế nhà nước; …

Đảng đề ra các chủ trương, đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; định ra hệ thống giáo dục và đào tạo, mục tiêu, nguyên lý giáo dục và đào tạo; xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo; quan điểm về đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, về xã hội hoá hoạt động giáo dục và đào tạo. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo được thể chế hóa tạo cơ sở cho quản lý nhà nước về giáo dục. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

1.5.1.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Điều kiện cơ sở vật chất của các trường THCS ảnh hưởng không nhỏ đến Quản lý công tác xây dựng TTSP có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, phần lớn đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất của các trường THCS từ ngân sách của nhà nước. Hiện nay cơ sở vật chất của các trường THCS ở nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực nhất là diện tích, khuôn viên, trang thiết bị. Nhiều trường còn thiếu phòng học, phòng học không đảm bảo chất lượng, giảng đư ng, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ, thư viện, thiếu các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giảng

dạy và NCKH…Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NL nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và NCKH của đội ngũ giáo viên các trường THCS nói riêng. Như vậy, có thể thấy cơ sở vật chất có vị trí và vai trò quan trọng đến quản lý công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT tại các trường THCS. Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo sẽ hạn chế hiệu quả triển khai, thực thi các chính sách liên quan đến việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT. Có chính sách hay và đúng nhưng việc thực hiện không đủ nguồn lực cơ sở vật chất thì không thể đủ đáp ứng yêu cầu việc triển khai chính sách, từ đó sẽ làm hạn chế hiệu quả, tác động của chính sách cụ thể là việc phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu của TTSP tại các trường THCS.

1.5.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin

Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản phương thức quản lý nội bộ các trưng. Bản chất và quy mô truyền thông khoa học đã có những thay đổi lớn. Đặc biệt bản chất của việc dạy, học và NCKH tiến tới đa dạng đào tạo về nội dung và hình thức. Thông qua lớp học trực tuyến, giảng viên có thể giảng tại chỗ nhưng truyền thông tin bài giảng đi khắp thế giới. Gíao viên sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong các lớp học truyền thống làm tăng hiệu quả đào tạo. Cách thu thập và sử dụng và chuyển tải các loại dữ liệu khiến cho trách nhiệm giải trình trong hệ thống quản lý, công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập được dễ dàng thuận tiện hơn. Được sử dụng chung, công khai minh bạch các thông tin. Công nghệ thông tin đã làm biến đổi nhiều nhân tố của hoạt động học thuật như kết quả học tập của học sinh, năng suất, hiệu quả làm việc của giáo viên… thành các dữ liệu.

1.5.1.4. Sự say mê, tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công việc

Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ tới việc phát triển năng lực của đội ngũ tập thể sư phạm. Sự ham mê, sáng tạo, say sưa với công việc cùng với ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong nhà trường là yếu tố rất quan trọng, tác động đến sự phấn đấu, tìm hiểu và tự nguyện trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân người giáo viên. Nghị quyết Trung ương 8 khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”[8]. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ là vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo người làm công tác giáo dục thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

1.5.1.5. Năng lực của người giáo viên

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), trong thế kỷ XXI, “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”. Đó cũng là đội ngũ “những người thầy có nhân cách phát triển toàn diện, có phẩm chất và năng lực của nhà giáo dục toàn cầu để tạo ra những công dân toàn cầu”. Trong những năng lực cần thiết này, một số năng lực nổi lên, đó là: Năng lực dạy học và giáo dục; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực đa văn hóa; Các năng lực khác, như: năng lực học tập suốt đời; năng lực sống; năng lực ngoại ngữ và tin học.

1.5.1.6.Ý thức về nghĩa vụ cá nhân

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, ý thức cá nhân là mức độ phát triển cao của ý thức, là khả năng tự nhận thức về bản thân, có thái độ rõ ràng đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác, từ đó tự giáo dục và tự hoàn thiện. Đối với giáo viên, bên cạnh những quyền lợi của giáo viên, với tư cách là những người giáo viên chân chính, người giáo viên cần nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội đó là giảng dạy, giáo dục học sinh, nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đòi hỏi năng lực giáo viên phải được nâng cao thường xuyên và giáo viên phải có ý thức, có tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển năng lực.

1.5.1.7. Lương tâm, đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối giáo viên, nó là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình xứng danh với nghề cao quý trong xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề đạo đức, nhất là đạo đức của người cách mạng. Bác viết “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ”.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)