Phương pháp xử lý

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Phương pháp xử lý

Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu khảo sát đó là thống kê mô tả và đại lượng chủ yếu được sử dụng trong phương pháp này đó chính là trung bình.

Giá trị trung bình được tác giả tình theo công thức sau:

x ̅ = x1 ∗ f1 + x2 ∗ f2 + x3 ∗ f3 + x4 ∗ f4 + x5 ∗ f5 f1 + f2 + f3 + f4 + f5

Trong đó:

x: mức độ (từ 1 điểm đến 5 điểm) f: số người đánh giá.

2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Ngọc Hiển là huyện cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, được chia tách theo Nghị định số 138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Phạm vi quản lý của huyện bao gồm 07 xã, thị trấn bao gồm: xã Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Tân Ân, Viên An Đông, Viên An, Đất Mũi, thị trấn Rạch Gốc (88 ấp, khóm) và cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền khoảng 14,6 km. Nếu coi sông Cửa Lớn như một eo biển thì huyện Ngọc Hiển như một hòn đảo được hai biển bao bọc. Phía Bắc giáp huyện Năm Căn, Nam và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan).

một bán đảo nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, phía Bắc tiếp giáp huyện Năm Căn, còn lại 03 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 98 km (gồm 72 km bờ biển Đông và 26 km bờ biển Tây). Dân số chung trong toàn huyện 17.986 hộ gồm 66.874 khẩu (giảm gần 18.000 khẩu so với những ngày đầu thành lập huyện).

Dân cư sống trên địa bàn gồm nhiều dân tộc khác: Kinh, Khơme, Hoa, Mường, Tày,...nhưng người kinh là chủ yếu chiếm trên 97,25%, các dân tộc thiểu số có 611 hộ (Khơme 593 hộ; các dân tộc khác 18 hộ), chiếm 2,75%. Dù có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống nhưng họ đều có điểm chung thẳng thắn, thật thà, phóng khoáng, hào hiệp, trọng nghĩa, cần cù chịu khó, hiếu học, thủy chung và không vụ lợi.

Ngọc Hiển cách trung tâm tỉnh Cà Mau 75 km, có địa bàn rộng, đi lại còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây công tác đảm bảo luồng, tuyến giao thông được thực hiện thường xuyên; mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư phát triển, hiện 7/7 xã, thị trấn đã có đường ô tô về đến trung tâm huyện. Tuyến đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 12,97%; cơ cấu kinh tế Ngư - Lâm - Nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng Ngư - Lâm - Nông nghiệp 59,3%, công nghiệp - xây dựng 22,1% dịch vụ 18,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 44,7 triệu đồng.

2.2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Huyện Ngọc Hiển là điểm cuối của tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng các loại hình kinh tế về rừng, nuôi trồng thủy sản nước mặn, khai thác thủy sản và cung cấp dịch vụ hậu cần thủy sản. Đáng chú ý, cụm đảo Hòn Khoai được đánh giá là tiềm năng để xây dựng cảng trung chuyển thuộc nhóm cảng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược về kinh tế và quốc phòng. Ngoài ra, phía Tây còn có bãi bồi, biển cạn với diện tích trên 240km2 thuận lợi cho các loài thủy hải sản trú ngụ, sinh sôi phát triển. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau xác định địa bàn Ngọc Hiển là một trong những vùng trọng điểm về kinh tế thủy sản, phát triển rừng ngập mặn (rừng ngập thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển được công nhận là Khu Sinh quyển, Khu Ramsar thế giới) và là động lực phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, quy hoạch khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại huyện Ngọc Hiển, hình thành quy hoạch cụm du lịch sinh thái Đất Mũi (kết hợp rừng, biển). Dọc theo các tuyến sông, rạch, ven biển, tiềm năng về giống thủy sản như cá kèo, cua, ốc len, nghêu, sò huyết… được đánh giá phong phú, số lượng khá nhiều. Số lượng các cơ sở sản xuất giống cũng hình thành và không ngừng tăng lên qua từng năm, lượng tôm giống xuất trại bình quân hàng năm trên một tỷ post, có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống uy tín, chất lượng

con giống cao cung cấp cho thị trường nuôi trong và ngoài huyện. Bên cạnh đó, huyện tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất từ nuôi tôm quảng canh truyền thống năng suất thấp sang nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao với diện tích phát triển hiện nay trên 1.500ha, năng suất bình quân 500 – 700kg/ha/năm. Vùng bãi bồi với nhiều loài giống thủy sản trú ngụ và phát triển, đặc biệt nguồn lợi nghêu giống và nghêu thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, dần được hình thành theo quy hoạch với diện tích khoảng 431ha. Vận dụng sáng tạo từ tự nhiên ban tặng, gần đây hộ nuôi trồng thủy sản còn đặc biệt quan tâm phát triển mô hình nuôi hàu lồng trên sông, nuôi sò huyết mang lại giá trị làm lợi hàng trăm triệu đồng cho hộ nuôi. Kết hợp với việc phát triển khu vực nội địa, tại khu vực biển, các phương tiện khai thác thủy sản cũng tăng cường khai thác hợp lý các nguồn lợi thủy sản từ biển theo chủ trương của huyện, đóng góp ngày càng nhiều vào trữ lượng thủy sản với đa dạng các loài hải sản. Để phục vụ cho sự phát triển này, các dịch vụ hậu cần thủy sản, mà nhất là hậu cần khai thác biển có sự phát triển liên tục. Trong đó, một số loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá, các dụng cụ phục vụ đánh bắt biển, doanh nghiệp thu mua thủy sản…không ngừng phát triển, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người dân, môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng hơn.

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục - đào tạo được đầu tư nâng cấp và mở rộng, chất lượng giáo dục - đào tạo học sinh theo ngành học, bậc học đều có chuyển biến tích cực; tình trạng học sinh bỏ học do giao thông đi lại khó khăn đã được khắc phục, ngoài ra, tỉnh đã ban hành đề án xây dựng 1.588 cầu giao thông nông thôn và hỗ trợ tiền đò cho học sinh nghèo nông thôn từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh nói riêng.

Đối với công tác giáo dục và đào tạo, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; quan tâm cải cách thủ tục hành chính, như: giảm các loại sổ sách, mẫu biểu không thật sự cần thiết, bãi bỏ nhiều loại thủ tục rườm rà và giảm bớt thời gian trả kết quả một số loại thủ tục.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị các trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng thực hiện. Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có 246/543 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 45%.”

Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau đang tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, lập kế hoạch xóa những điểm trường lẻ; ngành giáo dục đã thực hiện xong

xét tuyển và thi tuyển viên chức, hiện đang tăng cường sắp xếp đội ngũ giáo viên, trước mắt thực hiện điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, tiếp tục hợp đồng giáo viên ngoài biên chế được giao để đảm bảo số giáo viên trên lớp theo quy định.

2.2.3. Tình hình giáo dục THCS

Cùng với việc thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong phát triển giáo dục. Giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau tiếp tục ổn định và có bước phát triển vững chắc. Các mặt công tác hoàn thành tốt. Trong những năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đều được công nhận hoàn thành đạt và vượt mức 11/11 chỉ tiêu công tác.

- Triển khai thực hiện khá tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Việc dạy và học chương trình, sách giáo khoa mới ở Tiểu học và THCS về cơ bản đã đi vào nề nếp, có bước chuyển biến tích cực về chất lượng và các mặt giảng dạy trong nhà trường có nhiều tiến bộ.

- Việc phối hợp với các lực lượng làm công tác giảng dạy có sự tiến triển mạnh mẽ; công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giảng dạy, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển đã từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, đánh giá thi cử nghiêm túc, trung thực, thu ngắn khoảng cách về chất lượng giảng dạy ở thành thị và nông thôn.

- CSVC và phương tiện dạy học còn nhiều khó khăn bất cập so với yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy.

- Đội ngũ GV vừa thiếu lại vừa thừa, chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giảng dạy.

- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp và đội ngũ CBQL còn nhiều lúng túng.

- Chất lượng GD còn nhiều khó khăn, nhất là huyện mới chia tách.

2.3. Thực trạng xây dựng tập thể sư phạm ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau nhìn từ giác độ tổ chức học tập

2.3.1. Thực trạng công tác phát triển nhân sự trong tập thể sư phạm

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, các trường đã triển khai kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, luân chuyển đội ngũ bằng nhiều hình thức, khắc phục dần tình trạng thiếu thừa cục bộ và yếu kém về chuyên môn.

trị, QLGD, chuyên môn đã góp phần quan trọng nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường.

Số lượng GV đạt chuẩn đào tạo được phân công giảng dạy đúng chuyên môn ngày càng nhiều. Chất lượng giáo dục và tỉ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm của huyện đều bằng hoặc cao hơn tỉ lệ chung của tỉnh.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các TTSP được các cấp QLGD quan tâm, đa số GV tâm huyết, yêu nghề, gắn bó với công việc, có tinh thần vượt khó vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất, lối sống phù hợp với các quy định về đạo đức nhà giáo. Công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, các hoạt động bồi dưỡng trong hè, các hình thức bồi dưỡng chuyên môn ở trường, ở tổ, phong trào thi GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, các hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng và làm đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá HS, … đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phấn đấu vươn lên của đội ngũ GV.

Nghiên cứu kết quả đánh giá cán bộ hàng năm ở các trường nhận thấy:

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá cán bộ, giao viên các trường THCS

Nhân sự Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Hiệu trưởng 5 3 2 Phó hiệu trưởng 5 3 2 Giáo viên 143 68 4 104 39 Tổng phụ trách 2 2 Nhân viên 18 3 15 Cộng 173 68 4 3 127 43 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đội ngũ GV của các trường đều có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất tốt, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề.

Hầu hết GV có kỹ năng soạn giáo án thể hiện đầy đủ mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học. Số GV có ý thức và năng lực về đổi mới phương pháp dạy học tập trung cao ở các bộ môn tự nhiên.

Hầu hết các GV trẻ đều có kỹ năng ứng dụng tin học, soạn giáo án điện tử, khai thác tài liệu trên internet, sử dụng các phần mềm dạy học vào giảng dạy, thực hiện tốt việc ra đề kiểm tra.

GV các trường có thái độ giao tiếp đúng mực với phụ huynh HS, một số GV đã làm tốt công tác huy động cộng đồng.

GV của trường có nhận thức mới về công tác tự bồi dưỡng, nhiều GV đã ý thức được là phải học suốt đời, học thường xuyên.

Các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện các quy chế theo đúng quy định. Tuy nhiên trong TTSP vẫn còn một số GV ngại học, ngại đổi mới, chỉ tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn một cách chiếu lệ, hình thức.

2.3.2. Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển tập thể sư phạm

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác xác định chiến lược phát triển TTSP của các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, thể hiện bảng sau:

Bảng 2.3: Thực trạng xây dựng chiến lược tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển

Stt Nội dung

Mức độ

Cao Trung bình Thấp

SL % SL % SL %

1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CB, GV, NV về sự cần thiết của việc xây dựng TTSP nhà trường vững mạnh.

47 31,3 88 58,7 15 10,0

2 Viễn cảnh của các trường được

xác định rõ 33 22,0 93 62,0 24 16,0

3

Xây dựng chế độ làm việc hợp lý trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp.

64 42,7 58 38,7 28 18,6

4

Có chiến lược và kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

23 15,3 112 74,7 15 10,0

5 Quan hệ công tác được xây

dựng đúng đắn trong tập thể 45 30,0 83 55,3 22 14,7 6 Các quan hệ đồng nghiệp được

chú trọng xây dựng 55 36,7 78 52,0 17 11,3

7 Các hoạt động giao lưu trong tổ

chức được tổ chức đều đặn 35 23,3 85 56,7 30 20,0 8 Các truyền thống được nối tiếp 71 47,3 52 34,7 27 18,0 9 Dư luận tập thể lành mạnh được

Stt Nội dung

Mức độ

Cao Trung bình Thấp

SL % SL % SL %

10 Xây dựng bầu không khí tâm lý

tích cực trong tập thể 57 38,0 72 48,0 21 14,0 11 Các quyết định QL được đưa ra

dựa trên sự đồng thuận cao 53 35,3 72 48,0 25 16,7 12 Lãnh đạo xây dựng được phong

cách quản lý phù hợp 69 46,0 62 41,3 19 12,7

13

Tinh thần hợp tácđược đề cao trong các công việc chung cũng như các công việc cá nhân

42 28,0 90 60,0 18 12,0

14 Nhà trường được xây dựng theo

định hướng TCHT 23 15,3 79 52,7 48 32,0

15

Tự chủ và tự quản là kim chỉ nam trong tư duy quản lý của nhà trường

40 26,7 80 53,3 30 20,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Qua kết quả khảo của bảng 2.3 cho thấy số nội dung được CB, GV đánh giá mức độ cao như:

Ở nội dung 1 và nội dung 14 về tuyên truyền nhận thức xây dựng TTSP vững mạnh theo hướng tổ chức biết học tập có đến 10% và 32% CB, GV đánh giá ở mức độ thấp có thể các thành viên này đánh giá việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho TTSP của cán bộ quản lý chưa tốt cộng với việc chưa hiểu rõ khái niệm tổ chức biết

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)