7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển tập thể sư phạm
Kết quả khảo sát về thực trạng công tác xác định chiến lược phát triển TTSP của các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, thể hiện bảng sau:
Bảng 2.3: Thực trạng xây dựng chiến lược tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển
Stt Nội dung
Mức độ
Cao Trung bình Thấp
SL % SL % SL %
1
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CB, GV, NV về sự cần thiết của việc xây dựng TTSP nhà trường vững mạnh.
47 31,3 88 58,7 15 10,0
2 Viễn cảnh của các trường được
xác định rõ 33 22,0 93 62,0 24 16,0
3
Xây dựng chế độ làm việc hợp lý trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp.
64 42,7 58 38,7 28 18,6
4
Có chiến lược và kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
23 15,3 112 74,7 15 10,0
5 Quan hệ công tác được xây
dựng đúng đắn trong tập thể 45 30,0 83 55,3 22 14,7 6 Các quan hệ đồng nghiệp được
chú trọng xây dựng 55 36,7 78 52,0 17 11,3
7 Các hoạt động giao lưu trong tổ
chức được tổ chức đều đặn 35 23,3 85 56,7 30 20,0 8 Các truyền thống được nối tiếp 71 47,3 52 34,7 27 18,0 9 Dư luận tập thể lành mạnh được
Stt Nội dung
Mức độ
Cao Trung bình Thấp
SL % SL % SL %
10 Xây dựng bầu không khí tâm lý
tích cực trong tập thể 57 38,0 72 48,0 21 14,0 11 Các quyết định QL được đưa ra
dựa trên sự đồng thuận cao 53 35,3 72 48,0 25 16,7 12 Lãnh đạo xây dựng được phong
cách quản lý phù hợp 69 46,0 62 41,3 19 12,7
13
Tinh thần hợp tácđược đề cao trong các công việc chung cũng như các công việc cá nhân
42 28,0 90 60,0 18 12,0
14 Nhà trường được xây dựng theo
định hướng TCHT 23 15,3 79 52,7 48 32,0
15
Tự chủ và tự quản là kim chỉ nam trong tư duy quản lý của nhà trường
40 26,7 80 53,3 30 20,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)
Qua kết quả khảo của bảng 2.3 cho thấy số nội dung được CB, GV đánh giá mức độ cao như:
Ở nội dung 1 và nội dung 14 về tuyên truyền nhận thức xây dựng TTSP vững mạnh theo hướng tổ chức biết học tập có đến 10% và 32% CB, GV đánh giá ở mức độ thấp có thể các thành viên này đánh giá việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho TTSP của cán bộ quản lý chưa tốt cộng với việc chưa hiểu rõ khái niệm tổ chức biết học tập.
Nội dung 3 “Xây dựng chế độ làm việc hợp lý trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp” có 64 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 42,7%, có 58 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 38,7% và có 28 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 18,6%;
Nội dung 8 “Các truyền thống được nối tiếp” có 71 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 47,3%, có 52 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 34,7% và có 27 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 18%;
Nội dung 10“Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể” có 57 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 38%, có 72 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 48% và có 21 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 14%;
Nội dung 12 “Lãnh đạo xây dựng được phong cách quản lý phù hợp” có 69 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 46,0%, có 62 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 41,3% và có 19 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 12,7%;
Theo đánh giá của CB, GV cho thấy việc xây dựng chiến lược xây dựng TTSP của các trường THCS dựa trên tư tưởng “Các truyền thống được nối tiếp”,xây dựng “Lãnh đạo xây dựng được phong cách quản lý phù hợp” và “Xây dựng chế độ làm việc hợp lý trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp” vì ba nội dung này được nhiều CB, GV đánh giá cao.
Các nội dung 2, 4, 7, 15 được CB, GV đánh giá mức độ thấp không làm nản lòng người làm công tác quản lý tâm huyết, đây chính là thực trạng, là thách thức hiện tại của các trường trong giai đoạn có nhiều sự ảnh hưởng, sự thay đổi trong quá trình hội nhập từ cơ chế hoạt động bao cấp chuyển sang cơ chế từng bước tự chủ về tài chính của nhà trường hiện nay. Sự trăn trở của CB, GV, NV có giá trị nền tảng cho việc đề xuất giải pháp khai thông chiến lược phát ộl để hướng đến xây dựng TTSP các trường THCS huyện Ngọc Hiển thành Tổ chức biết học tập.