Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 76 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, Sứ mệnh, Tầm nhìn, Hệ giá trị hành động cho TTSP chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Bản thân mỗi thành viên trong TTSP chưa hiểu rõ và chưa in đậm Sứ mệnh, Tầm nhìn, Hệ giá trị hành động trong tâm trí, tất cả đều chưa nhìn về một hướng, chưa tiến đến đích chung của TTSP.

Thứ hai, Cơ cấu nhân sự của nhà trường còn thiếu đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Giáo viên hợp đồng theo thời vụ không có sự gắn kết với TTSP, bản thân họ không có sự phấn đấu nỗ lực về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế: chưa chủ động nắm bắt tình hình địa phương để hỗ trợ cho công tác giáo dục, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa đồng đều giữa các giáo viên, một vài giáo viên còn ngại sử dụng phương tiện giảng dạy hiện đại vào bài giảng, triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa hiệu quả.

Thứ ba, Đôi khi, Hiệu trưởng phân công công việc cho CB-GVchưa thật sự hợp lý nên chưa phát huy hết năng lực làm việc và khả năng sáng tạo của các thành viên trong TTSP.

Thứ tư, Môi trường làm việc của TTSP mới chỉ dừng lại là một tập thể đoàn kết, nhất trí, quan hệ đồng nghiệp thân thiện, chia sẻ, thực hiện các chế độ chính sách, song cá nhân trong TTSP chưa thật sự gắn kết, chưa yên tâm để cống hiến hết mình cho công việc chung, họ còn nghi ngại về việc thực hiện chế độ chính sách của nhà trường.

Thứ năm, Hệ thống truyền thông thông tin từ trên xuống, từ dưới lên, chiều ngang giữa lãnh đạo với nhân viên hoặc giữa nhân viên với nhau đôi khi chưa rõ ràng, các thông tin truyền thông còn mờ nhạt nên quá trình triển khai và thực hiện công việc chưa hiệu quả vì không nắm bắt được đầy đủ nội dung công việc và nhiệm vụ phải thực hiện.

Tiểu kết Chương 2

Quản lý TTSP theo tiếp cận tổ chức biết học tập ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển là một nhiệm vụ, một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục hiện nay. Để thực hiện công việc này, lãnh đạo nhà trường đã xác định và thực hiện các nội dung quản lý TTSP theo tiếp cận TCHT: Xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị hành động cho TTSP; Quy hoạch và hoàn thiện cơ cấu nhân lực trong tập thể sư phạm; Thực hiện ủy quyền có hiệu quả và phân công công việc hợp lý cho các thành viên trong TTSP;

Nâng cao chất lượng đội ngũ, phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên- tổ- nhóm chuyên môn, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo; Tạo môi trường làm việc công bằng, thân thiện và tin cậy trong TTSP; Quản lý hệ thống thông tin trong nhà trường minh bạch và có hiệu lực; Kiểm tra đánh giá và khen thưởng cán bộ, giáo viên, công nhân viên công bằng, khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các nội dung trên thì chỉ dừng lại ở mức độ trung bình hoặc chưa tốt. Điều này được phản ánh ở nội dung và cách thức quản lý TTSP của lãnh đạo nhà trường. Nội dung Bộ quy chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng chưa rõ ràng; Sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị hành động cho TTSP chưa phù hợp với TTSP nên mọi người chưa cùng tiến tới mục đích chung. Việc ủy quyền, phân công công việc chưa hợp lý; Môi trường làm việc chưa tạo được động lực để mỗi thành viên phát huy hết khả năng sáng tạo. Thực trạng còn phản ánh ở sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa cao, thông tin chưa rõ ràng và kiểm tra, đánh giá khen thưởng chưa hiệu quả.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG THCS

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)