Các thành tố của tổ chức biết học tập

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Các thành tố của tổ chức biết học tập

- Lãnh đạo: Lãnh đạo là phương tiện quyết định mà nhờ đó một tổ chức sẽ biến đổi thành một tổ chức biết học hỏi. Quan điểm truyền thống cho rằng người lãnh đạo là người đặt ra mục tiêu, người ra quyết định và người chỉ huy. Đối với tổ chức biết học hỏi, người lãnh đạo phải là người thiết kế, người giáo viên, người phục vụ.

Người lãnh đạo phải có khả năng xây dựng tầm nhìn/quan điểm được chia sẻ, phải biết giúp người khác nhìn thấy toàn bộ hệ thống, biết cách làm việc cùng với mọi người, biết thiết kế cấu trúc tổ chức theo chiều ngang, biết khởi xướng sự biến đổi, biết phát huy năng lực của mỗi thành viên hướng tới tương lai. Người lãnh đạo hiểu rõ tổ chức biết học hỏi sẽ có khả năng giúp đỡ mọi thành viên cùng xây dựng tổ chức đó.

Người lãnh đạo trong tổ chức biết học hỏi phải đảm đương ba vai trò rõ ràng sau đây:

(i.) Sáng tạo một tầm nhìn/quan điểm được chia sẻ. Tầm nhìn/quan điểm được chia sẻ là bức tranh về một tương lai lý tưởng của tổ chức. Tầm nhìn bao gồm:

- Thứ nhất là hiện thân của tổ chức-hay tổ chức sẽ như thế nào. - Thứ hai, những kết quả hoạt động của tổ chức

- Thứ ba, những giá trị nền tảng.

Tầm nhìn có thể do người lãnh đạo sáng tạo ra, hoặc cùng với sự tham gia của các thành viên trong tổ chức. Nhưng điều quan trọng là tầm nhìn phải được tất cả các thành viên hiểu rõ và in đậm trong trí não của họ. Tầm nhìn là biểu hiện của các kết quả đáng mong muốn dài hạn; từ đó các thành viên tự do xác định và giải quyết những vấn đề để giúp đạt được tầm nhin này. Thiếu tầm nhìn được chia sẻ, hoạt động của các thành viên có khả năng không đóng góp vào cái chung, bởi các quyết định bị chia cắt và các thành viên sẽ hành động theo những hướng khác nhau.

(ii.) Thiết kế cấu trúc: Người lãnh đạo phải quan tâm, nhận lãnh vấn đề xây dựng thiết kế cấu trúc tổ chức, bao gồm các vấn đề chính sách, chiến lược, và các hình

thức hỗ trợ cho tổ chức biết học hỏi. Tổ chức biết học hỏi có khuynh hướng mạnh về các quan hệ theo chiều ngang - các tổ, nhóm, các đội đặc nhiệm. Các cuộc họp, thường xuyên có sự tham gia của các thành viên thuộc những bộ phận khác nhau. Cấu trúc tổ chức đó sẽ hoạt động theo hướng không có sự ngăn cách, không có tính cục bộ giữa các bộ phận, không có sự cạnh tranh không lành mạnh. Các thành viên thuộc các bộ phận khác nhau có thể giao tiếp, trao đổi thông tin nhằm hướng tới mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức.

(iii.) Lãnh đạo là công bộc: Tổ chức biết học tập được xây dựng bởi những người lãnh đạo công bộc người cống hiến bản thân mình cho người khác và cho tầm nhìn của tổ chức. Họ cống hiến quyền lực, thông tin, ý tưởng, sự công nhận, sự đánh giá cho việc hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. Người lãnh đạo dâng hiến toàn bộ tâm huyết, sức lực cho việc xây dựng tổ chức chứ không ích kỷ hay tự tư, tự lợi.

- Cấu trúc theo chiều ngang: Tổ chức biết học hỏi sẽ phá bỏ cấu trúc tổ chức theo chiều dọc – cái cấu trúc ngăn cách người quản lý và thuộc cấp. Tổ chức biết học hỏi vận dụng những ý tưởng mới nhất để đạt được sự cộng tác, hợp tác giữa người lãnh đạo với các thành viên, giữa các thành viên với nhau, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Đó là ý tưởng về tổ, nhóm, đội đặc nhiệm, về mối liên kết ngang, về tổ chức mạng, trong đó các nhóm tổ sẽ có tính tự chủ đáng kể. Những cơ quan quản lý cồng kềnh ở cấp cao sẽ bị giảm thiểu. Cấu trúc theo chiều ngang là đòi hỏi tất yếu của xu thế tái trang bị kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại, trong đó các quá trình công nghệ theo chiều ngang được liên kết lại thành một đơn vị duy nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả (sản xuất hay dịch vụ).

- Ủy quyền cho các thành viên: Sự ủy quyền có nghĩa là trao cho các thành viên quyền lực, sự tự do, kiến thức và kỹ năng để họ ra quyết định và hoàn thành quyết định ấy một cách hiệu nghiệm. Sự ủy quyền đúng đắn sẽ tạo nên những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham gia vào việc ra quyết định, tham gia vào việc đánh giá kiểm tra chất lượng...chứ không cần đến sự thanh tra giám sát quá chặt chẽ nữa.

- Chia sẻ thông tin/truyền thông: Một tổ chức biết học hỏi chắc chắn sẽ tràn ngập thông tin. Để xác định nhu cầu và giải quyết vấn đề, người ta cần phải biết những điều gì đang diễn ra. Họ cần phải hiểu toàn bộ tổ chức cũng như bộ phận công tác của mình. Các dữ liệu chính thức về ngân sách, chi phí, lợi nhuận v.v..phải luôn có sẵn cho mọi thành viên. Đó chính là “quản lý theo lối sách để ngỏ”. Mọi thành viên đều có thể đọc “sách để ngỏ” và trao đổi thông tin với bất kỳ ai trong tổ chức. Người lãnh đạo của tổ chức biết học hỏi phải hiểu rằng “thà nhiều còn hơn là ít thông tin được chia sẻ”. Nhờ đó mỗi thành viên có thể lựa chọn thông tin cần thiết cho công việc của họ.

truyền thông điện tử (chẳng hạn như thư điện tử). Truyền thông công khai có nghĩa là khiến các thành viên trao đổi mặt đối mặt, trực tiếp, và biết lắng nghe.

- Chiến lược phát lộ: Trong các tổ chức truyền thống, chiến lược hay kế hoạch là do người lãnh đạo đặt ra vì chỉ những người lãnh đạo, mới có đủ thông tin, kiến thức, hình dung toàn cảnh và kỹ năng cần thiết cho ngời chỉ huy, chỉ đạo tổ chức. Trong tổ chức biết học tập, người lãnh đạo vẫn có ảnh hưởng tới tầm nhìn, tới phương hướng hoạt động của tổ chức, nhưng họ không kiểm sát hay chỉ đạo chiến lược một mình. Họ có sự giúp đỡ của mọi thành viên. Hơn thế nữa năng lực chủ chốt của tổ chức biết học tập lại nằm ở nơi các thành viên. Chiến lược của tổ chức sẽ xuất hiện, phát lộ từ những cuộc thảo luận giữa các thành viên. Bởi các thành viên là những người có đầy đủ thông tin nhất, từ môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài của tổ chức. “Chiến lược phát lộ” dựa trên một tư tưởng chung đồng thuận về tính thực nghiệm. Mỗi thành viên được khuyến khích làm thử một việc mới, thử thực hiện một nhiệm vụ mới và sự thất bại được chấp nhận. Nhờ đó mỗi thành viên sẽ xuất hiện những ý tưởng mới và họ cống hiến nó vào việc xây dựng chiến lược của tổ chức. - Văn hóa mạnh: Chúng ta đều biết văn hóa của tổ chức là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa tổ chức là nền tảng của tổ chức biết học tập. Văn hóa của tổ chức biết học tập phải mạnh mẽ trong ba lĩnh vực sau đây:

(i.) Cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất.

(ii.) Văn hóa của tổ chức biết học hỏi là bình đẳng với tất cả mọi thành viên (iii.) Các giá trị văn hóa phải được cải thiện và thích nghi.

1.4. Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)