Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Năng lực của lãnh đạo

Năng lực của lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng TTSP. Khi năng lực của lãnh đạo cao sẽ làm cho công việc xây dựng TTSP, để làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường, HT phải chứng tỏ năng lực của mình như năng lực lãnh đạo, khả năng quyết đoán, tính tự tin, năng lực đổi mới, động cơ và tâm huyết đối với công việc. Trong số các khả năng này, năng lực ra quyết định đúng đắn, tổ chức và điều hành công việc với hiệu suất cao được coi là những năng lực quan trọng nhất. Kiến

thức, các nguyên tắc lãnh đạo, quản lý và kinh nghiệm thực tiễn mà HT tích lũy trong thời gian học tập và trong quá trình giảng dạy trước đó rất quan trọng bởi thực tế quản lý trường học hết sức sinh động, phong phú.

1.5.2.2. Phẩm chất của lãnh đạo

Lãnh đạo nhà trường cần phải có một phẩm chất tốt, chuẩn mực gương mẫu,… để thì mới góp phần xây dựng TTSP theo hướng TCHT thành công hơn. Một số phẩm chất của người lãnh đạo cần có là: Tầm nhìn xa, Sự tự tin, Tính kiên định, Biết chấp nhận mạo hiểm, Sự kiên trì, Sự quả quyết, Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, Khả năng thích nghi. Lãnh đạo nhà trường cần có những phẩm chất này thì việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT sẽ trở nên dễ dàng hơn.

1.5.2.3. Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đối với việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT. Vì phong cách lãnh đạo tạo nên những nét khác biệt giữa các TTSP khác nhau. Phong cách quản lý là hệ thống những phương pháp, thủ thuật, cách thức ứng xử, hành động của nhà quản lý trong hoạt động giao tiếp, tạo nên sự khác biệt giữa nhà quản lý này với nhà quản lý khác. Phong cách lãnh đạo có 3 loại cơ bản như sau: Phong cách dân chủ; Phong cách mệnh lệnh, độc đoán; Phong cách tự do. Tuy theo tình hình thực tế tại các trường mà lãnh đạo chọn cho mình một phong cách lãnh đạo riêng để việc xây dựng TTSP được thuận lợi hơn.

Tiểu kết Chương 1

Cơ sở lý luận trình bày ở Chương 1 cho thấy TTSP có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển các hoạt động giáo dục ở trường THCS. Xây dựng TTSP theo hướng TCHT sẽ tạo môi trường tâm lý, môi trường làm việc sư phạm tích cực, tạo động lực khuyến khích mọi thành viên trong nhà trường cùng quan tâm giải quyết các vấn đề đặt ra, hướng đến mục đích chung của nhà trường, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục nước ta hiện nay.

Để xây dựng TTSP theo hướng TCHT trước hết cần tìm hiểu, làm rõ thực trạng hiện nay của các TTSP ở các trường THCS nghiên cứu, trên cơ sở đó xác định nội dung các biện pháp cần triển khai. Xây dựng TTSP theo hướng TCHT là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên định, kiên trì của mọi thành viên trong tập thể. Đánh giá đúng thực trạng của TTSP là yêu cầu tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp lâu dài và nhiều khó khăn này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Tìm hiểu thực trạng về TTSP, Thực trạng xây dựng TTSP và quản lý xây dựng TTSP theo hướng tổ chức học tập ở các trường THCS ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung nghiên cứu khảo sát bao gồm việc khảo sát ý kiến của các nhóm đối tượng trên về trình độ phát triển của TTSP tại trường THCS ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cũng như công tác xây dựng TTSP và quản lý xây dựng TTSP tại các trường.

Từ kết quả khảo sát được chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích, đánh giá sự phát triển của tập thể sư phạm trường THCS ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau,...

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn các đối tượng khảo sát giáo viên, cán bộ quản bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn cụ thể về bảng hỏi như sau:

Bảng hỏi dùng điều tra về công tác xây dựng và quản lý xây dựng TTSP ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển đối với các đối tượng khảo sát là Thầy/Cô là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng bộ môn của các trường THCS huyện Ngọc Hiển.

Bảng hỏi phỏng vấn dùng điều tra về công tác xây dựng và quản lý xây dựng TTSP ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển đối với các đối tượng Thầy/Cô là giáo viên tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển.

Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ được thực hiện với các loại hồ sơ như: Các báo cáo liên quan đến thực trạng xây dựng bộ máy quản lý, quản lý xây dựng cơ chế hoạt động, chiến lược phát triển của tổ chức, chia sẽ thông tin, truyền thông, văn hóa học tập và phong cách lãnh đạo nhằm tìm hiểu thực trạng về quản lý công tác xây dựng TTSP ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển.

Phương pháp chuyên gia được thực hiện với các đối tượng Thầy/Cô là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng nhằm khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất. Nhằm mục đích xây dựng các giải pháp phù hợp nhất và hiệu quả nhất.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát

Stt Trường Giáo viên Hiệu Trưởng Phó Hiệu Trưởng

1 Bông Văn Dĩa 45 1 1

2 Tam Giang Tây 25 1 1

3 Tân Ân Tây 20 1 1

4 Đất Mũi 35 1 1

5 Viên An Đông 25 1 1

Tổng 150 5 5

Tác giả tiến hành khảo sát 150 giáo viên, 5 Hiệu trưởng và 5 Phó Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Thời gian và tiến trình khảo sát: Từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2021.

2.1.5. Phương pháp xử lý

Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu khảo sát đó là thống kê mô tả và đại lượng chủ yếu được sử dụng trong phương pháp này đó chính là trung bình.

Giá trị trung bình được tác giả tình theo công thức sau:

x ̅ = x1 ∗ f1 + x2 ∗ f2 + x3 ∗ f3 + x4 ∗ f4 + x5 ∗ f5 f1 + f2 + f3 + f4 + f5

Trong đó:

x: mức độ (từ 1 điểm đến 5 điểm) f: số người đánh giá.

2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Ngọc Hiển là huyện cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, được chia tách theo Nghị định số 138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Phạm vi quản lý của huyện bao gồm 07 xã, thị trấn bao gồm: xã Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Tân Ân, Viên An Đông, Viên An, Đất Mũi, thị trấn Rạch Gốc (88 ấp, khóm) và cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền khoảng 14,6 km. Nếu coi sông Cửa Lớn như một eo biển thì huyện Ngọc Hiển như một hòn đảo được hai biển bao bọc. Phía Bắc giáp huyện Năm Căn, Nam và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan).

một bán đảo nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, phía Bắc tiếp giáp huyện Năm Căn, còn lại 03 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 98 km (gồm 72 km bờ biển Đông và 26 km bờ biển Tây). Dân số chung trong toàn huyện 17.986 hộ gồm 66.874 khẩu (giảm gần 18.000 khẩu so với những ngày đầu thành lập huyện).

Dân cư sống trên địa bàn gồm nhiều dân tộc khác: Kinh, Khơme, Hoa, Mường, Tày,...nhưng người kinh là chủ yếu chiếm trên 97,25%, các dân tộc thiểu số có 611 hộ (Khơme 593 hộ; các dân tộc khác 18 hộ), chiếm 2,75%. Dù có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống nhưng họ đều có điểm chung thẳng thắn, thật thà, phóng khoáng, hào hiệp, trọng nghĩa, cần cù chịu khó, hiếu học, thủy chung và không vụ lợi.

Ngọc Hiển cách trung tâm tỉnh Cà Mau 75 km, có địa bàn rộng, đi lại còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây công tác đảm bảo luồng, tuyến giao thông được thực hiện thường xuyên; mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư phát triển, hiện 7/7 xã, thị trấn đã có đường ô tô về đến trung tâm huyện. Tuyến đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 12,97%; cơ cấu kinh tế Ngư - Lâm - Nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng Ngư - Lâm - Nông nghiệp 59,3%, công nghiệp - xây dựng 22,1% dịch vụ 18,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 44,7 triệu đồng.

2.2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Huyện Ngọc Hiển là điểm cuối của tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng các loại hình kinh tế về rừng, nuôi trồng thủy sản nước mặn, khai thác thủy sản và cung cấp dịch vụ hậu cần thủy sản. Đáng chú ý, cụm đảo Hòn Khoai được đánh giá là tiềm năng để xây dựng cảng trung chuyển thuộc nhóm cảng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược về kinh tế và quốc phòng. Ngoài ra, phía Tây còn có bãi bồi, biển cạn với diện tích trên 240km2 thuận lợi cho các loài thủy hải sản trú ngụ, sinh sôi phát triển. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau xác định địa bàn Ngọc Hiển là một trong những vùng trọng điểm về kinh tế thủy sản, phát triển rừng ngập mặn (rừng ngập thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển được công nhận là Khu Sinh quyển, Khu Ramsar thế giới) và là động lực phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, quy hoạch khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại huyện Ngọc Hiển, hình thành quy hoạch cụm du lịch sinh thái Đất Mũi (kết hợp rừng, biển). Dọc theo các tuyến sông, rạch, ven biển, tiềm năng về giống thủy sản như cá kèo, cua, ốc len, nghêu, sò huyết… được đánh giá phong phú, số lượng khá nhiều. Số lượng các cơ sở sản xuất giống cũng hình thành và không ngừng tăng lên qua từng năm, lượng tôm giống xuất trại bình quân hàng năm trên một tỷ post, có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống uy tín, chất lượng

con giống cao cung cấp cho thị trường nuôi trong và ngoài huyện. Bên cạnh đó, huyện tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất từ nuôi tôm quảng canh truyền thống năng suất thấp sang nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao với diện tích phát triển hiện nay trên 1.500ha, năng suất bình quân 500 – 700kg/ha/năm. Vùng bãi bồi với nhiều loài giống thủy sản trú ngụ và phát triển, đặc biệt nguồn lợi nghêu giống và nghêu thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, dần được hình thành theo quy hoạch với diện tích khoảng 431ha. Vận dụng sáng tạo từ tự nhiên ban tặng, gần đây hộ nuôi trồng thủy sản còn đặc biệt quan tâm phát triển mô hình nuôi hàu lồng trên sông, nuôi sò huyết mang lại giá trị làm lợi hàng trăm triệu đồng cho hộ nuôi. Kết hợp với việc phát triển khu vực nội địa, tại khu vực biển, các phương tiện khai thác thủy sản cũng tăng cường khai thác hợp lý các nguồn lợi thủy sản từ biển theo chủ trương của huyện, đóng góp ngày càng nhiều vào trữ lượng thủy sản với đa dạng các loài hải sản. Để phục vụ cho sự phát triển này, các dịch vụ hậu cần thủy sản, mà nhất là hậu cần khai thác biển có sự phát triển liên tục. Trong đó, một số loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá, các dụng cụ phục vụ đánh bắt biển, doanh nghiệp thu mua thủy sản…không ngừng phát triển, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người dân, môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng hơn.

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục - đào tạo được đầu tư nâng cấp và mở rộng, chất lượng giáo dục - đào tạo học sinh theo ngành học, bậc học đều có chuyển biến tích cực; tình trạng học sinh bỏ học do giao thông đi lại khó khăn đã được khắc phục, ngoài ra, tỉnh đã ban hành đề án xây dựng 1.588 cầu giao thông nông thôn và hỗ trợ tiền đò cho học sinh nghèo nông thôn từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh nói riêng.

Đối với công tác giáo dục và đào tạo, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; quan tâm cải cách thủ tục hành chính, như: giảm các loại sổ sách, mẫu biểu không thật sự cần thiết, bãi bỏ nhiều loại thủ tục rườm rà và giảm bớt thời gian trả kết quả một số loại thủ tục.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị các trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng thực hiện. Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có 246/543 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 45%.”

Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau đang tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, lập kế hoạch xóa những điểm trường lẻ; ngành giáo dục đã thực hiện xong

xét tuyển và thi tuyển viên chức, hiện đang tăng cường sắp xếp đội ngũ giáo viên, trước mắt thực hiện điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, tiếp tục hợp đồng giáo viên ngoài biên chế được giao để đảm bảo số giáo viên trên lớp theo quy định.

2.2.3. Tình hình giáo dục THCS

Cùng với việc thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong phát triển giáo dục. Giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau tiếp tục ổn định và có bước phát triển vững chắc. Các mặt công tác hoàn thành tốt. Trong những năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đều được công nhận hoàn thành đạt và vượt mức 11/11 chỉ tiêu công tác.

- Triển khai thực hiện khá tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Việc dạy và học chương trình, sách giáo khoa mới ở Tiểu học và THCS về cơ bản đã đi vào nề nếp, có bước chuyển biến tích cực về chất lượng và các mặt giảng dạy trong nhà trường có nhiều tiến bộ.

- Việc phối hợp với các lực lượng làm công tác giảng dạy có sự tiến triển mạnh mẽ; công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giảng dạy, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển đã từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, đánh giá thi cử nghiêm túc, trung thực, thu ngắn khoảng cách về chất lượng giảng dạy ở thành thị và nông thôn.

- CSVC và phương tiện dạy học còn nhiều khó khăn bất cập so với yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy.

- Đội ngũ GV vừa thiếu lại vừa thừa, chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giảng dạy.

- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp và đội ngũ

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)