Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài

1.5.2.1. Tiến bộ khoa học và công nghệ

Tiến bộ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động quản lý sử dụng TBDH ở các Trường THPT. Tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra cuộc cách mạng mang tính đột phá trong thiết kế và sản xuất đồ dùng dạy học. Với các TBDH hiện đại, không chỉ người giáo viên sử dụng TBDH phải có trình độ và năng lực cao hơn, mà người CBQL thực hiện chức năng quản lý TBDH cũng phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn về năng lực quản lý.

1.5.2.2. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến quản lý TBDH ở các Trường THPT. Việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục trong việc thiết kế, sản xuất, mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo quản các TBDH mới phù hợp với chương trình giáo dục mới, có nghĩa là tác động đến các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá công tác thay đổi, bổ sung các TBDH có tính hiện đại mới.

1.5.2.3. Ngân sách đầu tư của nhà nước cho giáo dục và đào tạo

Trong quản lý thiết bị dạy học ở các Trường THPT, vấn đề nổi cộm nhất là việc đảm bảo đủ TBDH về mặt số lượng và đáp ứng về mặt chất lượng. Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi cần có đủ kinh phí, nếu thiếu kinh phí thì khó khắc phục được. Do vậy, ngoài sự huy động đóng góp của xã hội, thì ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn là nguồn tài chính chủ yếu để các Trường THPT trang bị đủ TBDH cho mình. Đây được coi là yếu tố tiền đề của các hoạt động khác trong quản lý sử dụng TBDH ở các Trường THPT.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, thông qua tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả khẳng định thêm những quan điểm về công tác quản lý thiết bị dỵ học trong nhà trường THPT; đã phân tích, làm sáng tỏ và khẳng định một số khái niệm có liên quan đến vấn đề quản lý, quản lý nhà trường, TBDH, quản lý TBDH; quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; một số vấn đề lý luận về về thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; Tác giả xác lập những nội dung cơ bản của vấn đề quản lý TBDH trong các Trường THPT, bao gồm 03 nội dung lớn là quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học; quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học và quản lý việc bảo quản thiết bị dạy học. Ở tường nội dung này, theo cách tiếp cận chức năng, tác giả xây dựng các tác động của chủ thể quản lý đến TBDH trong nhà trường bao gồm thực hiện các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Đồng thời tác giả phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các Trường THPT hiện nay bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Đây là cơ sở khoa học để phục vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn quản lý TBDH các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ở chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát về huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Tư Nghĩa là một trong những huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, chỉ sau huyện Bình Sơn. Tư Nghĩa có diện tích tự nhiên 227,3 km2, dân số có 167.506 người, bằng 4,4% diện tích của tỉnh Quảng Ngãi và cách khu kinh tế Dung Quất 40 km về phía Nam, được giới hạn bởi sông Trà Khúc ở phía Bắc và Sông Vệ ở phía Nam. Huyện Tư Nghĩa phía Bắc giáp thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh, phía Nam giáp huyện Mộ Đức, phía Tây giáp các huyện Nghĩa Hành, Minh Long và Sơn Hà, phía Đông giáp biển Đông. Huyện nằm trong vùng ảnh hưởng của khu kinh tế Dung Quất và thành phố Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Nhân dân Tư Nghĩa có truyền thống anh hùng, bất khuất trong chiến đấu, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất. Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng nhân dân Tư Nghĩa đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, bình quân hằng năm tăng 14%; thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất bình quân 5 năm (2015 - 2020) đạt 1.264 tỷ đồng, riêng năm 2020 ước thực hiện 1.638 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển; công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Hằng năm huyện Tư Nghĩa đều tiến hành công tác điều tra, rà soát, thống kê đội ngũ cán bộ, công chức viên chức cấp huyện để thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá chất lượng cán bộ, công chức viên chức và trên cơ sở đó xác định nhu cầu để xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức viên chức phù hợp với tình hình của địa phương.

Ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện Tư Nghĩa có bước phát triển khá, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông và thi vào các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt tỷ lệ cao. Đến năm 2020, có 100% giáo viên được chuẩn hóa; 100% xã, thị trấn hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, cơ sở vật chất được tăng cường, tạo thuận lợi cho con em học tập tốt hơn. Toàn huyện có 37/69 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 52,17%. Trong đó: Mẫu giáo 4/21 trường, tiểu học 20/28 trường, trung học cơ sở 10/16 trường, trung học phổ thông 3/4 trường. Huyện Tư Nghĩa có 4 trường trung học phổ thông: Trường THPT số 1 Tư Nghĩa, Trường THPT số 2 Tư Nghĩa, Trường THPT Thu Xà và Trường THPT Chu Văn An.

- Về đội ngũ giáo viên các Trƣờng THPT huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Qua khảo sát ở 04 Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi tác giả nhận thấy đội ngũ giáo viên ở đây được đào tạo khá tốt, rất đồng đều ở các Trường.

Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ giáo viên

Trƣờng THPT

Giáo viên

Số lƣợng

Trình độ đào tạo Trình độ tay nghề Trên chuẩn Đạt chuẩn Chƣa đạt chuẩn Giỏi Khá Đạt Chƣa đạt Số 1 Tư Nghĩa 83 3 80 0 41 30 12 0 Số 2 Tư Nghĩa 71 2 69 0 36 21 14 0 Thu Xà 69 3 66 0 20 31 18 0 Chu Văn An 60 3 57 0 21 25 14 0 Tổng cộng 283 11 272 0 118 107 58 0

(Nguồn: Văn phòng Sở GD&ĐT Quảng Ngãi)

Số liệu trên cho thấy đại đa số giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn; trình độ tay nghề giỏi chiếm tỷ lệ 41,7% (118/283), khá 37,8% (107/283); không có giáo viên chưa đạt chuẩn.

- Về đội ngũ CBQL các Trƣờng THPT huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Qua khảo sát ở 04 Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi chúng tôi nhận thấy đội ngũ CBQL ở đây đủ về số lượng, được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng khá tốt.

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của đội ngũ CBQL

Trƣờng THPT CBQL Trình độ chuyên môn Nghiệp vụ quản lý Trình độ chính trị TS Nữ Nam Thạc Đại học Cử nhân Qua lớp BD Cử nhân Cao cấp Trg. cấp Số 1 Tư Nghĩa 4 - 4 1 3 - 4 - 1 2 Số 2 Tư Nghĩa 4 1 3 2 3 - 3 - 1 2 Thu Xà 3 1 2 1 2 - 3 - 1 2 Chu Văn An 4 1 3 2 2 - 3 - 1 1

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi)

- Về quy mô học sinh THPT huyện Tư Nghĩa:

Trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 04 trường THPT (THPT số 1 Tư Nghĩa, THPT số 2 Tư Nghĩa, THPT Thu Xà và THPT Chu Văn An)

Bảng 2.3. Qui mô học sinh THPT huyện Tư Nghĩa Năm học Số lớp Số học sinh THPT GDTX Tổng số THPT GDTX Tổng số 2016-2017 110 02 112 4300 43 4343 2017-2018 112 02 114 4277 42 4319 2018-2019 111 02 113 4205 37 4242 2019-2020 113 02 115 4301 32 4333 2020-2021 109 01 111 4102 30 4132

(Nguồn: Văn phòng Sở GD&ĐT Quảng Ngãi)

Bảng thống kê cho thấy qui mô trường lớp, học sinh tương đối ổn định. - Về chất lượng học sinh THPT huyện Tư Nghĩa:

Bảng 2.4. Chất lượng học sinh THPT huyện Tư Nghĩa

Năm học

HS đỗ TN (%)

Xếp loại học lực (%) Xếp loại hạnh kiểm (%) Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2015-2016 97,18 0,80 25,27 60,83 12,79 0,31 60,39 33,24 5,15 1,22 2016-2017 78,75 0,21 16,41 59,51 23,60 0,27 50,10 41,60 7,18 1,12 2017-2018 88,84 0,56 20,08 58,54 20,56 0,26 50,50 40,17 8,17 1,16 2018-2019 96,61 0,74 23,33 58,59 17,04 0,30 56,03 37,24 5,90 0,83 2019-2020 88,18 0,90 28,37 58,84 11,7 0,26 58,7 32,5 7,75 1,05

(Nguồn: Phòng Giáo dục trung học - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi) - Kết quả tổng hợp từ bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giáo dục THPT huyện Tư Nghĩa trong 5 năm là chưa cao, chưa ổn định. Về hạnh kiểm loại tốt có tăng lên qua từng năm học nhưng loại yếu vẫn không giảm. Về học lực loại khá, giỏi còn quá ít; trong khi đó loại yếu, kém còn nhiều, bình quân chiếm 20%, một phần nào đó chúng ta cũng thấy chất lượng đầu vào của những năm học gần đây của huyện là quá thấp, thấp nhất trong số các huyện của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hằng năm được nâng lên, đây là cả một quá trình phấn đấu nỗ lức giảng dạy và rèn luyện của các thầy cô giáo.

- Chất lượng học tập của học sinh còn được thể hiện qua việc tuyển sinh, lên lớp, lưu ban, bỏ học hàng năm.

Bảng 2.5. Tỷ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học của học sinh THPT huyện Tư Nghĩa

Năm học Lên lớp (%) Lƣu ban (%) Bỏ học (%) Tuyển mới (ngƣời)

2015-2016 98,31 1,69 3,0 1840 2016-2017 98,08 1,92 2,9 1920 2017-2018 97,88 2,12 1,8 1820 2018-2019 97,54 2,46 3,7 1800 2019-2020 99,01 0,99 4,0 1843

(Nguồn: Phòng Giáo dục trung học - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi)

Kết quả tổng hợp từ bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giáo dục THPT huyện Tư Nghĩa trong 5 năm là chưa cao, chưa ổn định. Về hạnh kiểm loại tốt có tăng lên qua từng năm học nhưng loại yếu vẫn không giảm. Về học lực loại khá, giỏi quá ít; trong khi đó loại yếu, kém còn nhiều, bình quân chiếm 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hằng năm được nâng lên.

2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng nhằm mục đích phân tích, đánh giá và chỉ ra một cách chính xác thực trạng về quản lý TBDH các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đánh giá những điểm mạnh và hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quản lý TBDH các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.2.2. Phương pháp khảo sát

Nhằm có tư liệu chính xác về thực trạng quản lý TBDH các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến củalãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Tư Nghĩa; CBQL, GV ở các Trường THPT trên địa bàn Huyện; phỏng vấn trực tiếp với những người có kinh nghiệm lâu năm, những người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực GD&ĐT; xin ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương về vấn đề nghiên cứu; quan sát sư phạm, phỏng vấn, nghiên cứu các văn bản liên quan của nhà trường, trao đổi với CBQL, GV, sau đó tiến hành nhập số liệu và xử lý số liệu điều tra bằng Excel.

Công cụ xử lý số liệu: chủ yếu tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính giá trị trung bình cộng có trọng số X của các mức độ cần đánh giá đối với 1 tiêu chí phải đánh giá được theo công thức sau:

n Y X Y Y X X i i i i i      , Trong đó: - X là điểm bình quân; - Xi là điểm ở mức độ i ;

- Yi là số người cho điểm ở mức độ i;

- n = Yi là số người tham gia đánh giá.

- Thu thập và xử lý số liệu: tổng hợp các số liệu trong các phiếu thu được và sắp xếp riêng từng loại vào một phiếu tổng hợp cho mỗi bảng câu hỏi. Sau đó tiến hành tính tính giá trị trung bình cộng có trọng số bằng phép toán đã có.

Bảng 2.6. Quy ước điểm đánh giá thông tin khảo sát thực trạng

Mức độ Điểm quy ƣớc Điểm trung bình

Rất Tốt; Rất cần thiết; Rất khả thi 4 Từ 3.26 đến 4,0 Tốt, Khá; Cần thiết; Khả thi 3 Từ 2.51 đến 3.25 Trung bình; Ít cần thiết; Ít khả thi, Thiếu 2 Từ 1,76 đến 2,50 Yếu; Không cần thiết; Không khả thi, Không có 1 Từ 1,0 đến 1,75 Thường xuyên; Rất ảnh hưởng 3 Từ 2,34 đến 3,00 Đôi khi; Có ảnh hưởng 2 Từ 1,67 đến 2,33 Không bao giờ; Không ảnh hưởng 1 Từ 1,00 đến 1,66

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Khảo sát về thực trạng về thiết bị dạy học tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa về số lượng và chất lượng.

- Khảo sát về thực trạng về quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa: Thực trạng nhận thức của các lực lượng về quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; Thực trạng quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH; Thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH; Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH.

- Khảo sát về thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi.

2.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát

Để có cơ sở thực tế trong việc xác định thực trạng quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi tiến hành khảo sát 04 Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, gồm: Trường THPT số 1 Tư Nghĩa, Trường

THPT số 2 Tư Nghĩa, Trường THPT Thu Xà và Trường THPT Chu Văn An. Khách thể khảo sát là Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, nhân viên quản lý THDH, giáo viên và học sinh ở 04 Trường THPT trên.

- Khảo sát về thực trạng về thiết bị dạy học tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa về số lượng và chất lượng: Chúng tôi phát hành 225 Phiếu hỏi đến 225 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), 04 nhân viên quản lý thiết bị, 100 giáo viên và 115 HS các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi trong năm học 2020 – 2021 (Phụ lục 01)

- Khảo sát về thực trạng về quản lý thiết bị dạy học ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa: Chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên để biết thực trạng nhận thức của các đối tượng về quản lý TBDH; Thực trạng quản lý việc

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)