Quản lý thiết bịdạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Quản lý thiết bịdạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ

1.3.3. Quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới thông mới

Quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới là tác động của chủ thể quản lý đến TBDH trong nhà trường bao gồm thực hiện các hoạt động quản lý việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH; quản lý việc sử dụng TBDH và quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH nhằm đáp ứng yêu cầu theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Quản lý thiết bị dạy học cần thực hiện theo nguyên tắc: Trang bị đầy đủ và đồng bộ TBDH (đồng bộ giữa trường sở, phương thức tổ chức dạy học, chương trình, sách giáo khoa và TBDH, thiết bị và điều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau…); Bố trí hợp lý TBDH trong phòng thiết bị, trong phòng học; Tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục; Bố trí sử dụng và bảo quản tối ưu các phương tiện vật chất, kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Quản lý thiết bị dạy học hướng đến mục tiêu: xây dựng, sử dụng, bảo quản và huy động tối đa TBDH của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nhằm đạt được mục tiêu về dạy học, giáo dục đã đề ra; đảm bảo thống nhất giữa yêu cầu về chất lượng giáo dục và những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu đó.

Quản lý thiết bị dạy học cần tuân thủ yêu cầu:

- Tất cả thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm..), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tuỳ theo tính chất quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và sử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

- Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

- Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản.Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các Trường hợp sau:

- Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể. - Khi xẩy ra thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp.

- Khi cơ quan quản lý giáo dục cấp trên yêu cầu. Để quản lý TBDH tốt người cán bộ quản lý nhà trường cần nắm vững các yêu cầu sau:

- Nắm vững cơ sở thực tiễn và lý luận về quản lý.

- Nắm vững các chức năng và nội dung quản lý biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý.

- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện CSVC để thực hiện chương trình.

- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi.

- Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công việc.

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là đảm bảo CSVC và TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học cần đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Sử dụng TBDH đúng mục đích: Mục đích quy định hoạt động dạy học của giáo viên bằng các TBDH cụ thể. Hoạt động của giáo viên và TBDH quy định mục đích của học sinh, xác định hoạt động của học sinh bằng các thiết bị hiện có. Các hoạt động và TBDH giúp các em lĩnh hội tri thức và tác động đến sự phát triển nhân cách của các em. Mặt khác, mỗi TBDH đều có một chức năng riêng, chúng phải được sử dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu của quá trình dạy học.

- Sử dụng TBDH đúng lúc: Sử dụng TBDH đúng lúc có nghĩa là phải trình bày TBDH vào lúc cần thiết của bài học lúc học sinh cần thiết, mong muốn nhất được quan sát, phù hợp với trạng thái tâm lý nhất (trước đó giáo viên đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị) một TBDH được sử dụng có hiệu quả cao, nếu nó xuất hiện vào đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến, tránh hiện tượng TBDH được đưa ra hàng loạt làm phân tán sự chú ý của học sinh.

- Sử dụng TBDH đúng chỗ: Sử dụng TBDH đúng chỗ là tìm vị trí để trình bày TBDH trên lớp học hợp lý nhất, giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể tiếp nhận thông tin từ các TBDH bằng nhiều giác quan khác nhau.

- Sử dụng TBDH đúng mức độ và cường độ: Sử dụng TBDH phù hợp với yêu cầu của mỗi tiết lên lớp và trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu sử dụng quá nhiều một loại hình TBDH trong một tiết học sẽ ảnh hưởng đến các bước của giờ lên lớp, học sinh sẽ chán nản, kém tập trung và như vậy chất lượng dạy học cũng sẽ không đạt như mong muốn.

Giáo viên cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ nội dung SGK môn học. Căn cứ vào số TBDH được trang bị và tự làm mà định ra kế hoạch sử dụng cụ thể các loại hình TBDH đã có sao cho mỗi chủng loại đều được phát huy tốt tác dụng của nó và nâng cao hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học.

Tóm lại, quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới là tác động của chủ thể quản lý đến TBDH trong nhà trường bao gồm thực hiện các hoạt động quản lý việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH; quản lý việc sử dụng TBDH và quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH nhằm đáp ứng yêu cầu theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.4. Quản lý thiết bị dạy học trong Trƣờng trung học phổ thông

1.4.1. Quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học

1.4.1.1. Lập kế hoạch việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH

Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, HS, các Trường THPT phải tiến hành lập kế hoạch trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH cho nhà trường. Ngoài TBDH được cấp phát, nhà trường phải có kế hoạch để mua sắm, bổ sung để đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại theo Bộ GD&ĐT quy định danh mục TBDH tối thiểu cho bậc THPT. Các Trường cần tiến hành rà soát về số lượng, chủng loại, chất lượng TBDH hiện có và đối chiếu với danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cũng như nhu cầu bổ sung để đa dạng hoá TBDH trước khi lập kế hoạch xây dựng mua sắm, bổ sung TBDH bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí; Trong kế hoạch phải nêu rõ chủng loại, số lượng TBDH cần mua mới, sữa chữa, làm mới; dự trù về kinh phí, quá trình, thời gian, người thực hiện. Kế hoạch sau khi được lập phải thông qua Ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng giáo dục để đưa vào thực hiện.

Cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện giúp Hiệu trưởng hệ thống lại TBDH cần mua sắm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Rất cần thiết, cần thiết, chưa cần thiết, sau đó tham khảo giá cả thị trường, tìm hiểu nguồn cung cấp, dự toán kinh phí cần thiết cho từng đợt. Hiệu trưởng xem xét lượng kinh phí nhà trường có thể đầu tư là bao nhiêu, cần xin hỗ trợ là bao nhiêu, cần huy động sức dân là bao nhiêu.

Hiệu trưởng lập tờ trình, trình Sở Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch mua sắm TBDH, xin trợ cấp kinh phí và đề nghị được phép huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Khi có sự đồng ý của Sở Giáo dục, Hiệu trưởng họp ban đại diện cha mẹ học sinh thông qua kế hoạch để có được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, phát huy truyền thống sẵn có lập quỹ tự nguyện để trang bị TBDH, kêu gọi cha mẹ học sinh, các đoàn thể, các cơ quan, các tổ chức và cá nhân trong địa bàn đóng góp xây dựng. Nói chung, Hiệu trưởng cần chủ động về nguồn kinh phí không nên chỉ trông chờ vào sự

cấp phát, đầu tư từ cấp trên mà cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng kinh phí đầu tư trang bị TBDH.

Song song với việc huy động nguồn kinh phí, nhà trường cần có kế hoạch sử dụng tốt các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và vốn tự có đúng mục đích, không cắt xén chi dùng cho việc khác, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng kinh phí đầu tư trang bị TBDH. Có như vậy mới tạo được lòng tin cho nhân dân và các tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương. Khi quy định mua sắm TBDH nào cần xem xét theo các định hướng tiêu chuẩn sau:

+ Công việc giảng dạy có nhất thiết cần đến nó không? + Độ bền và độ an toàn của TBDH như thế nào?

+ Hình thức có hấp dẫn không? có đảm bảo tính khoa học, sư phạm không? + Giá thành có hợp lý không? Tóm lại.

Khi mua sắm cần để ý đến giá trị sử dụng của TBDH, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan sư phạm, an toàn và có giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết phải là những thiết bị đắt tiền.

1.4.1.2. Tổ chức thực hiện việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH

- Phân công cho 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng CSVC, TBDH trong nhà trường. - Phân công, giao nhiệm vụ cho các phòng/ban hay bộ phận cụ thể trong việc mua sắm, bổ sung TBDH.

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH.

- Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận đã bám sát với mục tiêu của kế hoạch để có thể tiến hành hoạt động đạt được chất lượng.

Ngoài ra các nhà trường hằng năm lập kế hoạch tổ chức cuộc thi DDDH đơn giản.

Với điều kiện hiện tại của nhà trường và địa phương thì trang bị TBDH bằng con đường mua sắm không thể ngay một lúc có thể đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh nhà trường. Do đó, nhà trường cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong công tác TBDH, phát động phong trào tự làm TBDH trong giáo viên, học sinh và huy động cả cha mẹ học sinh tự làm những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập của con em mình, thu hút được sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường, họ thấy được tầm quan trọng và vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và từ đó sẽ ủng hộ nhà trường đầu tư mua sắm những TBDH hiện đại.

Hoạt động tự làm TBDH có tác dụng huy động mọi tiềm năng, trí tuệ và sự sáng tạo của họ kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên, niềm hăng say học tập của học sinh, thông qua hoạt động này, tầm hiểu biết và nhận thức của giáo viên được mở rộng, thấy được sự cần thiết phải sử dụng TBDH trong quá trình dạy học và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên trong việc sử dụng TBDH, hoạt động tự làm TBDH còn có tác dụng phục vụ kịp thời cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vì, mỗi giờ học, mỗi nội dung kiến thức đều cần những TBDH tương ứng mà trong các danh mục TBDH tối thiểu được cấp phát không phải lúc nào cũng có đầy đủ. Do đó tự làm TBDH là giáo viên linh hoạt, sáng tạo ra những TBDH phù hợp với nội dung kiến thức mình cần dạy, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Nhưng TBDH tự làm cần đạt được các yêu cầu sau: Đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính kinh tế. Muốn như vậy, hàng năm nhà trường cần tổ chức mở lớp tập huấn, hướng dẫn giáo viên tự làm TBDH. Có thể mời các chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu CSVC thiết bị trường học về hướng dẫn cho giáo viên, có thể mua sắm thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên tự làm TBDH để giáo viên tự đọc, tự tìm hiểu sau đó tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi về phương hướng làm TBDH. Từ đó giáo viên sẽ học tập và biết cách tận dụng những nguyên liệu rẻ tiền sẵn có để tự làm TBDH.

Trong thực tế, TBDH được cấp từ Trung ương hoặc từ các cơ sở Giáo dục và Đào tạo không thể thay thế các TBDH tự làm vì các TBDH còn phụ thuộc vào đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương. TBDH tự làm là sản phẩm trí tuệ và sự hoạt động kỹ thuật của giáo viên và học sinh vừa mang tính kinh tế, giá thành lại rẻ, đồng thời việc tự làm TBDH có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên, tính sáng tạo, ưa tìm hiểu, khám phá những cái mới lạ của học sinh.

Các TBDH tự làm cần mang tính hiện thực, chống hình thức và cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

+ Yêu cầu thẩm mỹ, màu sắc đẹp, hấp dẫn.

+ Yêu cầu kinh tế, độ bền cao, làm từ những vật liệu rẻ. + Yêu cầu sáng tạo và thực tiễn.

- TBDH sưu tầm.

Tổ chức cho giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh, các sản phẩm lao động, mô hình, mẫu vật… có trong đời sống hàng ngày, có ở địa phương để phục vụ cho việc dạy và học.

1.4.1.3. Chỉ đạo thực hiện việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH

hoạch đã xây dựng để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời các cá nhân, bộ phận hoàn thành kế hoạch.

- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch;

- Tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, vắng mắc trong quá trình thực hiện; - Kịp thời động viên, khích lệ, lắng nghe ý kiến góp ý, chia sẻ.

1.4.1.4. Kiểm tra, đánh giá việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH

Căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt thực hiện, Nhà trường cần tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua kiểm tra, đánh giá để từ đó thấy được những việc đã làm được và những hạn chế còn tồn tại nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH cho nhà trường.

1.4.2. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học

1.4.2.1. Lập kế hoạch việc sử dụng TBDH

Có 04 bước cho việc lập kế hoạch sử dụng TBDH trong nhà trường:

Bước 1. Nhận thức đầy đủ yêu cầu của cấp trên thông qua các nghị quyết, chỉ thị,

hướng dẫn…về vấn đề quản lý TBDH hiệu quả trong hoạt động dạy học để xây dựng kế hoạch hợp lý, hợp lệ và tuân thủ những yêu cầu của đơn vị cấp trên về thời gian cũng như hình thức của kế hoạch, tạo sự đồng bộ đối với các Trường khác. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)