8. Cấu trúc luận văn
2.6.3. Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại
Công tác quản lý TBDH của các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi còn một số bất cập, hạn chế như trên có thể nói một phần là do điều kiện khách quan nhưng phần lớn vẫn là do những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể được kể đến như sau:
2.6.3.1. Nguyên nhân khách quan
Để đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ta cần có nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục lớn hơn rất nhiều song do nguồn ngân sách hạn hẹp nên Nhà nước không đủ kinh phí cùng một lúc để có thể trang bị đồng bộ TBDH cho tất cả các Trường học trên cả nước.
Kinh phí đầu tư trang bị TBDH cho các Trường còn hạn hẹp song việc cấp phát lại thường chậm về thời gian cung ứng, thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao. Việc quản lý TBDH của nhà trường cũng còn có những hạn chế là do: sự nhận thức từ lãnh đạo cấp Sở Giáo dục và Đào tạo đến các nhà trường chưa cao, việc sử dụng TBDH của giáo viên, chưa quyết tâm và chưa có hiệu quả. Các cấp trên đã tổ chức các hội thi tự làm đồ dùng TBDH nhưng các TBDH mang đến dự thi chỉ trưng bày và thuyết trình chưa gắn vào việc giảng dạy ở từng bài, từng phần cụ thể nên giáo viên chưa thấy rõ được tác dụng và hiệu quả của TBDH. Những lớp tập huấn về TBDH thời gian rất ngắn, lại chỉ dừng ở mức hình thức lý thuyết, học viên chưa được tham quan thực tế công tác TBDH ở những đơn vị trường làm tốt công tác này.
2.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Các Trường THPT chưa có một kế hoạch chiến lược hiện hữu về trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Do cơ sở vật chất của các nhà trường còn quá nghèo nàn nên trang bị TBDH còn mang tính chắp vá, những thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu Projector…không đủ để sử dụng.
Một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đó là nhận thức chưa đúng của giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý. Họ chưa nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học. Đời sống của giáo viên cũng tương đối ổn định nhưng rất ít giáo viên đủ điều kiện để sắm những TBDH cho riêng mình. Do vậy, giáo viên rất ít được tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại họ không biết sử dụng nên cũng thường có tâm lý ngại tìm hiểu.
Việc sử dụng khai thác cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ dạy học chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trước hết là do người phụ trách cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và các phòng hỗ trợ chưa thạo nghề do không được đào tạo đúng chuyên ngành, chỉ được đào tạo một ngành sư phạm nào đó không đúng với nhiệm vụ đảm
nhiệm.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở lý luận của vấn đề quản lý thiết bị dạy học ở các các Trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông được xây dựng ở chương 1, trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - XH của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; Khảo sát về thực trạng về thiết bị dạy học tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa về số lượng và chất lượng; Khảo sát về thực trạng về quản lý thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa: Thực trạng quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH; Thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH; Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH; Khảo sát về thực trạng và phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hướng đến hiệu quả quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi. Qua khảo sát và phân tích thực trạng cho thấy quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi mặc dù đã có những thành quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu đạt được chưa cao, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: cán bộ quản lý và giáo viên chưa có nhận thức thực sự tốt về vai trò và tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học; công tác xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học còn nhiều bất cập; công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học cho CBGV chưa được chú trọng đúng mức; chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học chưa cao; phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường chưa thực sự hiệu quả; công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường chưa tốt.
Phân tích các hạn chế yếu kém như trên, đề tài cũng nhận ra các nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản nhất xuất phát từ nhóm nguyên nhân chủ quan, cụ thể là: Việc nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của TBDH trong hoạt động dạy học của đội ngũ GV; Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên; Năng lực của hiệu trưởng trong việc huy động sự đóng góp thiết bị dạy học của phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội; Năng lực tài chính của nhà trường
Ngoài nhóm nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân gây ra các hạn chế, yếu kém còn bắt nguồn từ lý do khách quan. Cụ thể là: Tiến bộ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động quản lý sử dụng TBDH ở các Trường THPT; Đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến quản lý TBDH ở các Trường THPT; Ngân sách đầu tư của nhà nước cho giáo dục và đào tạo.
Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đã nêu trên cần phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp phù hợp, đầy đủ, đồng bộ và có tính khả thi thì mới đem lại hiệu quả quản lý cao nhất. Đây chính là những nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong Chương 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢƠNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI