8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bịdạy học
1.4.1.1. Lập kế hoạch việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, HS, các Trường THPT phải tiến hành lập kế hoạch trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH cho nhà trường. Ngoài TBDH được cấp phát, nhà trường phải có kế hoạch để mua sắm, bổ sung để đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại theo Bộ GD&ĐT quy định danh mục TBDH tối thiểu cho bậc THPT. Các Trường cần tiến hành rà soát về số lượng, chủng loại, chất lượng TBDH hiện có và đối chiếu với danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cũng như nhu cầu bổ sung để đa dạng hoá TBDH trước khi lập kế hoạch xây dựng mua sắm, bổ sung TBDH bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí; Trong kế hoạch phải nêu rõ chủng loại, số lượng TBDH cần mua mới, sữa chữa, làm mới; dự trù về kinh phí, quá trình, thời gian, người thực hiện. Kế hoạch sau khi được lập phải thông qua Ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng giáo dục để đưa vào thực hiện.
Cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện giúp Hiệu trưởng hệ thống lại TBDH cần mua sắm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Rất cần thiết, cần thiết, chưa cần thiết, sau đó tham khảo giá cả thị trường, tìm hiểu nguồn cung cấp, dự toán kinh phí cần thiết cho từng đợt. Hiệu trưởng xem xét lượng kinh phí nhà trường có thể đầu tư là bao nhiêu, cần xin hỗ trợ là bao nhiêu, cần huy động sức dân là bao nhiêu.
Hiệu trưởng lập tờ trình, trình Sở Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch mua sắm TBDH, xin trợ cấp kinh phí và đề nghị được phép huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Khi có sự đồng ý của Sở Giáo dục, Hiệu trưởng họp ban đại diện cha mẹ học sinh thông qua kế hoạch để có được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, phát huy truyền thống sẵn có lập quỹ tự nguyện để trang bị TBDH, kêu gọi cha mẹ học sinh, các đoàn thể, các cơ quan, các tổ chức và cá nhân trong địa bàn đóng góp xây dựng. Nói chung, Hiệu trưởng cần chủ động về nguồn kinh phí không nên chỉ trông chờ vào sự
cấp phát, đầu tư từ cấp trên mà cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng kinh phí đầu tư trang bị TBDH.
Song song với việc huy động nguồn kinh phí, nhà trường cần có kế hoạch sử dụng tốt các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và vốn tự có đúng mục đích, không cắt xén chi dùng cho việc khác, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng kinh phí đầu tư trang bị TBDH. Có như vậy mới tạo được lòng tin cho nhân dân và các tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương. Khi quy định mua sắm TBDH nào cần xem xét theo các định hướng tiêu chuẩn sau:
+ Công việc giảng dạy có nhất thiết cần đến nó không? + Độ bền và độ an toàn của TBDH như thế nào?
+ Hình thức có hấp dẫn không? có đảm bảo tính khoa học, sư phạm không? + Giá thành có hợp lý không? Tóm lại.
Khi mua sắm cần để ý đến giá trị sử dụng của TBDH, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan sư phạm, an toàn và có giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết phải là những thiết bị đắt tiền.
1.4.1.2. Tổ chức thực hiện việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
- Phân công cho 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng CSVC, TBDH trong nhà trường. - Phân công, giao nhiệm vụ cho các phòng/ban hay bộ phận cụ thể trong việc mua sắm, bổ sung TBDH.
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH.
- Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận đã bám sát với mục tiêu của kế hoạch để có thể tiến hành hoạt động đạt được chất lượng.
Ngoài ra các nhà trường hằng năm lập kế hoạch tổ chức cuộc thi DDDH đơn giản.
Với điều kiện hiện tại của nhà trường và địa phương thì trang bị TBDH bằng con đường mua sắm không thể ngay một lúc có thể đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh nhà trường. Do đó, nhà trường cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong công tác TBDH, phát động phong trào tự làm TBDH trong giáo viên, học sinh và huy động cả cha mẹ học sinh tự làm những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập của con em mình, thu hút được sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường, họ thấy được tầm quan trọng và vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và từ đó sẽ ủng hộ nhà trường đầu tư mua sắm những TBDH hiện đại.
Hoạt động tự làm TBDH có tác dụng huy động mọi tiềm năng, trí tuệ và sự sáng tạo của họ kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên, niềm hăng say học tập của học sinh, thông qua hoạt động này, tầm hiểu biết và nhận thức của giáo viên được mở rộng, thấy được sự cần thiết phải sử dụng TBDH trong quá trình dạy học và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên trong việc sử dụng TBDH, hoạt động tự làm TBDH còn có tác dụng phục vụ kịp thời cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vì, mỗi giờ học, mỗi nội dung kiến thức đều cần những TBDH tương ứng mà trong các danh mục TBDH tối thiểu được cấp phát không phải lúc nào cũng có đầy đủ. Do đó tự làm TBDH là giáo viên linh hoạt, sáng tạo ra những TBDH phù hợp với nội dung kiến thức mình cần dạy, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Nhưng TBDH tự làm cần đạt được các yêu cầu sau: Đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính kinh tế. Muốn như vậy, hàng năm nhà trường cần tổ chức mở lớp tập huấn, hướng dẫn giáo viên tự làm TBDH. Có thể mời các chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu CSVC thiết bị trường học về hướng dẫn cho giáo viên, có thể mua sắm thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên tự làm TBDH để giáo viên tự đọc, tự tìm hiểu sau đó tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi về phương hướng làm TBDH. Từ đó giáo viên sẽ học tập và biết cách tận dụng những nguyên liệu rẻ tiền sẵn có để tự làm TBDH.
Trong thực tế, TBDH được cấp từ Trung ương hoặc từ các cơ sở Giáo dục và Đào tạo không thể thay thế các TBDH tự làm vì các TBDH còn phụ thuộc vào đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương. TBDH tự làm là sản phẩm trí tuệ và sự hoạt động kỹ thuật của giáo viên và học sinh vừa mang tính kinh tế, giá thành lại rẻ, đồng thời việc tự làm TBDH có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên, tính sáng tạo, ưa tìm hiểu, khám phá những cái mới lạ của học sinh.
Các TBDH tự làm cần mang tính hiện thực, chống hình thức và cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Yêu cầu thẩm mỹ, màu sắc đẹp, hấp dẫn.
+ Yêu cầu kinh tế, độ bền cao, làm từ những vật liệu rẻ. + Yêu cầu sáng tạo và thực tiễn.
- TBDH sưu tầm.
Tổ chức cho giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh, các sản phẩm lao động, mô hình, mẫu vật… có trong đời sống hàng ngày, có ở địa phương để phục vụ cho việc dạy và học.
1.4.1.3. Chỉ đạo thực hiện việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
hoạch đã xây dựng để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời các cá nhân, bộ phận hoàn thành kế hoạch.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, vắng mắc trong quá trình thực hiện; - Kịp thời động viên, khích lệ, lắng nghe ý kiến góp ý, chia sẻ.
1.4.1.4. Kiểm tra, đánh giá việc trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH
Căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt thực hiện, Nhà trường cần tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua kiểm tra, đánh giá để từ đó thấy được những việc đã làm được và những hạn chế còn tồn tại nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH cho nhà trường.