Khái niệm thiết bịdạy học và quản lý thiết bịdạy học

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khái niệm thiết bịdạy học và quản lý thiết bịdạy học

1.2.2.1. Khái niệm về thiết bị dạy học

Theo Lotx.Klinbơ (Đức) thì TBDH (hay còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, dụng cụ…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có Hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học.

Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam, TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học… hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.

Thiết bị dạy học là một bộ phận trong hệ thống CSVC sư phạm, TBDH là tất cả những phương tiện cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động, khám phá và lĩnh hội tri thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Điều 1 Quy chế thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định: Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, hoạ và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Có hai loại thiết bị dạy học gồm có:

Thứ 1: TBDH được quy định trong danh mục TBDH tối thiểu bắt buộc các nhà

trường phải đầu tư cho các môn học phải có sử TBDH

Thứ 2: TBDH tự chế: Tùy theo nhu cầu sử dụng của nhà trường và năng lực thiết

kế sáng tạo của giáo viên và học sinh có thể tạo ra được để phục vụ tối đa cho quá trình dạy học.

Trong ngành giáo dục có nhiều trường ở nhiều địa phương với những tấm gương GV tự làm đồ dùng dạy học hấp dẫn lôi cuốn HS giờ học. Đồng thời nhà

trường sẽ có chế độ thưởng khuyến khích đối với GV tự làm đồ dùng dạy học hoặc sưu tầm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học. Hơn nữa, thiết bị dạy học phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và phương pháp của chương trình giáo dục; đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm; an toàn cho người sử dụng, phù hợp với sự phát triển tâm lý và sinh lý lứa tuổi học sinh.

1.2.2.2. Khái niệm quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và dạy học. Nội dung TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng TBDH chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục, dạy học khi được quản lý tốt. Do đó, đi đôi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý TBDH trong nhà trường. TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, vừa mang tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học mặt khác cần tuân theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Như vậy, có thể nói TBDH là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.

Điều 12 - Quy chế thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục; lập báo cáo lên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần căn cứ vào quy chế, từng trường xây dựng nội quy quản lý thiết bị giáo dục cụ thể thích hợp với trường mình.

Như vậy, TBDH là một thành tố sư phạm, là đối tượng quản lý của người lãnh đạo nhà trường. Quản lý TBDH cũng cần tuân thủ theo một chu trình quản lý nhất định, đó là sự kết hợp các chức năng quản lý theo một trật tự thời gian xác định. Các chức năng quản lý theo quan điểm quản lý hiện đại bao gồm:

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin và các chức năng quản lý

Để quản lý TBDH có hiệu quả người cán bộ quản lý cần xác định những mục tiêu phát triển của nhà trường, xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể như: cần trang bị các TBDH nào, cần bổ sung, sửa chữa ra sao, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ,… với những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Sau khi đã có kế hoạch cần tổ chức thực hiện, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định (phân công người phụ trách TBDH, người quản lý theo dõi việc sử dụng TBDH của giáo viên,…) nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao không thể thiếu vai trò chỉ đạo, điều hành của người cán bộ quản lý, không phải cứ giao cho họ làm rồi bỏ mặc mà phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên, giám sát và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển. Cuối cùng là chức năng kiểm tra, kiểm tra bao gồm đánh giá và điều chỉnh. Quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý, nếu buông lỏng kiểm tra coi như nhà quản lý đã tự tước đi của mình một vũ khí sắc bén nhất. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng TBDH người cán bộ quản lý cần tăng cường kiểm tra, đánh giá để nắm được tình trạng sử dụng TBDH của từng giáo viên.

Tóm lại, TBDH ta có thể hiểu quản lý TBDH là quá trình tác động có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến hệ thống TBDH để xây dựng, trang bị, bảo quản, sửa chữa và tổ chức sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thiết bị dạy học ở Trƣờng THPT theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 26/12/2018 nhằm hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những phẩm chất chủ yếu

Kế hoạch

Kiểm tra Thông tin Tổ chức

(yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); đồng thời, hình thành và phát triển cho HS những năng lực (NL) cốt lõi (NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) cũng như những NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất). Bên cạnh việc hình thành, phát triển các NL cốt lõi, NL đặc thù, chương trình GDPT mới còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS. Chương trình GDPT mới được triển khai bắt đầu ở lớp 1 từ năm học 2020-2021.

Để tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS, ngày 03/10/2017, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và NL HS từ năm học 2017-2018. Công văn hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), hình thức tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy học, giáo dục. Đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS; đồng thời, làm cơ sở để chuyển tiếp cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa hiện hành.

Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành. Những điểm khác nhau giữa chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình trước đó:

Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định

hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân.

Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục gần

như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng. Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau

của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí số môn học; Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Thứ ba, trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa

chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế

khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.

1.3.2. Thiết bị dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Trong quá trình dạy học bao gồm 04 thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và thiết bị dạy học. Như vậy TBDH là một thành tố của quá trình dạy học giữ vai trò ý nghĩa quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Theo lý luận dạy học thì vai trò của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở những điểm sau:

- Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học cao hơn.

- Sử dụng TBDH nâng cao tính trực quan - cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.

- Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.

- Sử dụng TBDH giúp gia tăng cường độ lao động học tập của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.

- Sử dụng TBDH cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm để khai thác nguồn kiến thức mới, lựa chọn câu trả lời, vận dụng…)

- Sử dụng TBDH hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm thời gian để mô tả. - Sử dụng TBDH gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường

gắn với xã hội.

- Sử dụng TBDH giúp hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc khoa học.

Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học va được thể hiện như sau:

- TBDH là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học Thông qua TBDH thì người GV mới có thể tổ chức được quá trình dạy học một cách khoa học, đưa người học tham gia tích cực vào quá trình tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người thầy. Các nội dung và phương pháp dạy học có được thực hiện hiệu quả, đạt tới mục đích mong đợi hay không là phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ TBDH.

- TBDH góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học Trong quá trình nhận thức, tư duy của con người thì sự trực quan đóng vai trò quan trọng. Có những nội dung học tập phức tạp, tổng hợp phải cần đến sự hỗ trợ của phương tiện trực quan mới giải quyết được vấn đề như chứng minh các định luật, các hiện tượng trong khoa học tự nhiên…

Ngoài ra, TBDH còn rèn luyện kỹ năng cho người học thông qua việc trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp thao tác, được quan sát do đó HS có thể học bằng tất cả các giác quan, huy động mọi tiềm năng để nhận thức.

TBDH là một trong những điều kiện cơ bản và cần thiết để giáo viên thực hiện các nội dung giáo dục, phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình dạy học, TBDH là công cụ nhận thức của học sinh, nó giúp HS cụ thể hóa nội dung dạy học, vật chất hóa phương pháp dạy học, thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu dạy học, làm cho quá trình dạy học có chất lượng, hiệu quả.

TBDH là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. TBDH được xem như là nguồn tri thức, là phương tiện chứa đựng, truyền tải thông tin nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức, kích thích hứng thú học tập, phát triển trí tuệ.

Chương trình GDPT mới thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ lớp 1-9: giáo dục học sinh hệ thống tri thức cơ bản, phổ thông, cốt lõi chuẩn bị cho phân hóa ở giai đoạn 2 và giáo dục hướng nghiệp chưa định hướng ngành nghề. Giai đoạn 2 (Cấp THPT): Học sinh được lựa chọn học ít môn hơn, mỗi môn học sâu hơn gắn với các ngành nghề sẽ học sau phổ thông; Chương trình tạo điều kiện phân luồng sau THCS và liên thông học nghề với GDPT.

Để khai thác tối đa vai trò của TBDH trong quá trình thực hiện chương trình giáo

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)