Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bịdạy học

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bịdạy học

Tác giả khảo sát thực tế việc bảo quản, sửa chữa TBDH ở 04 Trường THPT ở huyện Tư Nghĩa, nhận thấy: các TBDH do không được bảo quản đúng cách, khí hậu ở khu vực miền Trung nóng ẩm, mưa nhiều nên rất dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc, có khi còn bị mối mọt, một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng; người phụ trách thiết bị, thư viện không có nghiệp vụ về công tác bảo quản, sửa chữa TBDH, là giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng nên rất ít có thời gian dành cho công việc bố trí, sắp xếp và bảo quản các TBDH; cuối mỗi năm học các Trường đều có tổ chức kiểm kê tài sản nhưng chỉ làm một cách hình thức bằng cách đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu, hỏng mà chưa có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cho đúng thời điểm; máy vi tính và các thiết bị điện tử hiện đại có chế độ bảo quản riêng, có chế độ bảo dưỡng định kỳ nên ít hỏng hóc, phải sửa chữa; Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên nhưng cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ý, có giáo viên mượn TBDH mà không ghi vào sổ, có giáo viên mượn không trả lại gây thất thoát, lãng phí.

Để tìm hiểu về thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH, chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. Từ số phiếu thu về, tác giả đã thống kê và xử lý số liệu thể hiện trong Bảng 2.22:

Bảng 2.22. Khảo sát về quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học

STT Nội dung

Mức độ đạt đƣợc

TBC Thứ bậc

Thƣờng

xuyên Đôi khi Không bao giờ SL TL % SL TL % SL TL %

1 Lập kế hoạch quản lý việc bảo quản,

sửa chữa thiết bị dạy học 23 20.9 34 30.9 53 48.2 1.73 3 2 Tổ chức thực hiện quản lý việc bảo

quản, sửa chữa thiết bị dạy học 42 38.2 63 57.3 5 4.5 2.34 2 3 Chỉ đạo thực hiện quản lý việc bảo

quản, sửa chữa thiết bị dạy học 40 36.4 69 62.7 1 0.9 2.35 1 4 Kiểm tra, đánh giá việc bảo quản,

Bảng 2.22 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên thiết bị về thực trạng quản lý bảo quản, sửa chữathiết bị dạy học tại các trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, thông qua kết quả khảo sát 4 nội dung quản lý bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học tại các trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đều được Nhà trường tổ chức thực hiện. Nội dung được đánh giá ở mức độ “Thường xuyên” là Chỉ đạo thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học và Tổ

chức thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học được đánh giá mức độ

“thường xuyên” điểm trung bình từ 2.34 đến 2.35; các nội dung còn lại là Lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học và Kiểm tra, đánh giá việc bảo

quản, sửa chữa thiết bị dạy học được đánh giá mức độ”đôi khi” điểm trung bình từ

1.68 đến 1.73. Trong đó, nội dung Chỉ đạo thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học điểm trung bình 2.35 xếp thứ nhất.

Như vậy, qua việc đánh giá mức độ thường xuyên và đôi khi này giúp chủ thể quản lý có cơ sở tiền đề để triển khai các biện pháp cũng như các chức năng quản lý. Hơn nữa, công tác quản lý sẽ được thuận lợi cho chủ thể quản lý lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả việc quản lý thiết bị dạy học tại các trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi … phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, các nội dung vẫn còn CBQL, GV, nhân viên thiết bị đánh giá “Không bao giờ” chiếm tỉ lệ khá cao (48,2%) là nội dung lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học và Kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học. Do đó, muốn đạt được mục tiêu quản lý thì chủ thể quản lý cần có biện pháp quản lý khoa học quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý.

2.4.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa THDH

Để tìm hiểu thực trạng về lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa THDH, chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. Từ số phiếu thu về, chúng tôi thống kê và xử lý số liệu thể hiện trong Bảng 2.23:

Phân tích số liệu khảo sát tại Bảng 2.23 tác giả nhận thấy hoạt động lập kế hoạch quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa còn nhiều bất cập, thể hiện ở mức đánh giá của các tiêu chí: Tiêu chí 1 (Nhà trường có có xây dựng hệ thống văn bản về quy chế, quy trình liên quan đến bảo quản, sửa chữa TBDH) được đánh giá ở mức 2,09 điểm và Tiêu chí 2 (Lập hệ thống hồ sơ sổ sách để quản lý, theo dõi việc sử dụng cũng như bảo quản TBDH đã trang bị trong nhà trường) ở mức 2,44 điểm. Tuy nhiên ở tiêu chí 3 (Xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa hàng

năm với sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể cho các cá nhân, bộ phận liên quan) ở mức 2,18 điểm. Hầu hết các ý kiến đánh giá tập trung vào mức trung bình và yếu, điều này cho thấy công tác xây dựng kế hoạch quản lý TBDH ở đây chưa tốt, nhất thiết phải có biện pháp tăng cường công tác xây dựng kế hoạch quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH cho các Trường.

Bảng 2.23. Khảo sát về lập kế hoạch quản lý việc bảo quản, sửa chữa THDH

STT Nội dung Mức độ đạt đƣợc TBC Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà trường có xây dựng hệ thống văn bản về quy chế, quy trình liên quan đến bảo quản, sửa chữa TBDH

15 13.6 21 19.1 33 30.0 41 37.3 2.09 3

2

Lập hệ thống hồ sơ sổ sách để quản lý, theo dõi việc sử dụng cũng như bảo quản TBDH đã trang bị trong nhà trường

17 15.5 30 27.3 47 42.7 16 14.5 2.44 1

3

Xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa hàng năm với sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể cho các cá nhân, bộ phận liên quan

19 17.3 22 20.0 29 26.4 40 36.4 2.18 2

2.4.4.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH

Để tìm hiểu thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa THDH, chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. Từ số phiếu thu về, chúng tôi thống kê và xử lý số liệu thể hiện trong Bảng 2.24:

Bảng 2.24. Khảo sát về tổ chức thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH STT Nội dung Mức độ đạt đƣợc TBC Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà trường có bố trí, sắp xếp nhân sự làm nhân viên thiết bị dạy học trong nhà trường

50 45.5 53 48.2 7 6.4 0 0.0 3.39 1

2

Nhà trường có tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và tạo điều kiện cho họ được học tập phát triển năng lực bản thân, cập nhật thường xuyên các văn bản mới quy định về quản lý TBDH trong nhà trường 18 16.4 20 18.2 50 45.5 22 20.0 2.31 3 3 Nhà trường có xây dựng CSVC như phòng kho, tủ, giá để bố trí, sắp xếp TBDH để bảo quản tốt các TBDH 29 26.4 37 33.6 33 30.0 11 10.0 2.76 2

Thu thập từ việc trao đổi trực tiếp kết hợp việc xử lý số liệu khảo sát tại Bảng 2.24 tác giả nhận thấy: tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi đã có có bố trí, sắp xếp nhân sự làm nhân viên thiết bị dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH chưa được thường xuyên và chưa tạo điều kiện cho họ được học tập phát triển năng lực bản thân; cơ sở vật chất sư phạm của các Trường tương đối khang trang và có đủ kho chứa thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện, nhà thi đấu đa năng, phòng thí nghiệm đều có tủ, kệ để đựng và trưng bày nhưng việc sắp xếp chưa khoa học. Vì vậy khi muốn lấy một TBDH nào đó còn mất thời gian. Thêm vào đó là các TBDH do không được bảo quản đúng cách, khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều nên rất dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc, có khi còn bị mối mọt, một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng. Giáo viên phụ trách thiết bị, thư viện có

nghiệp vụ về công tác TBDH, lại là giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng nên rất ít có thời gian dành cho công việc bố trí, sắp xếp và bảo quản các TBDH. Tuy nhiên, cuối mỗi năm học các Trường đều có tổ chức kiểm kê tài sản nhưng chỉ làm một cách hình thức bằng cách đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu, hỏng mà chưa có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cho đúng thời điểm. Máy vi tính và các thiết bị điện tử hiện đại có chế độ bảo quản riêng, có chế độ bảo dưỡng định kỳ nên ít hỏng hóc, phải sửa chữa.

Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên. Nhưng cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ý, có giáo viên mượn TBDH mà không ghi vào sổ, có giáo viên mượn không trả lại gây thất thoát, lãng phí. Có thể nói, việc bảo quản TBDH ở 04 trường THPT ở huyện Tư Nghĩa đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Tình trạng hư hỏng, lãng phí vẫn còn xảy ra, do vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường cần quan tâm chú ý hơn nữa.

Như vậy, việc cần thiết cho các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi là phải đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý mua sắm TBDH.

2.4.4.3. Thực trạng về chỉ đạo thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH

Để tìm hiểu thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa THDH, chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. Từ số phiếu thu về, chúng tôi thống kê và xử lý số liệu thể hiện trong Bảng 2.25:

Bảng 2.25. Khảo sát về chỉ đạo thực hiện quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH

STT Nội dung Mức độ đạt đƣợc TBC Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà trường thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBDH 20 18.2 50 45.5 33 30.0 7 6.4 2.75 1 2 Nhà trường có thực hiện bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng trong hè để giúp tăng đáng kể tuổi thọ của TBDH

11 10.0 30 27.3 46 41.8 23 20.9 2.26 2

Số liệu khảo sát tại Bảng 2.25 cho thấy, thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện công tác bảo quản, sửa chữaTBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá thấp, thể hiện ở mức đánh giá của các tiêu chí như sau: Tiêu chí 1

(Nhà trường thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBDH) được đánh giá ở mức 2,75 điểm và Tiêu chí 2 (Nhà trường có thực hiện bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng trong hè đã giúp tăng đáng kể tuổi thọ của TBDH) ở mức 2,26 điểm. Điều này cho thấy các Trường cần thiết phải thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBDH, thực hiện tốt hơn công tác bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng trong hè nhằm giúp tăng đáng kể tuổi thọ của TBDH.

2.4.4.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá thực hiện bảo quản, sửa chữa TBDH

Để tìm hiểu thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa THDH, chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. Từ số phiếu thu về, chúng tôi thống kê và xử lý số liệu thể hiện trong Bảng 2.26:

Bảng 2.26. Khảo sát về kiểm tra, đánh giá thực hiện bảo quản, sửa chữa TBDH

STT Nội dung Mức độ đạt đƣợc TBC Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà trường có tiến hành kiểm kê số lượng và chất lượng TBDH vào cuối năm học theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản

20 18.2 38 34.5 50 45.5 2 1.8 2.69 1

2

Nhà trường có xây dựng bộ tiêu chí quản lý bảo quản, sửa chữa dựa trên những mục tiêu đã được phát biểu trong kế hoạch sử dụng TBDH. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: thực hiện bảo quản, sửa chữa theo các tiêu chí đã xây dựng

11 10.0 27 24.5 60 54.5 12 10.9 2.34 2

3

Có kiểm tra, đánh giá theo quy định quản lý sử dụng TBDH của nhà trường hằng năm

7 6.4 26 23.6 44 40.0 33 30.0 2.06 3

thiết bị và CBGV, tác giả nhận thấy thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện bảo quản, sữa chữa TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá thấp, thể hiện ở mức đánh giá của các tiêu chí như sau: Tiêu chí 1 (Nhà trường có tiến hành kiểm kê số lượng và chất lượng TBDH vào cuối năm học theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản) được đánh giá ở mức 2,69 điểm; Tiêu chí 2 (Nhà trường có xây dựng bộ tiêu chí quản lý bảo quản, sửa chữa dựa trên những mục tiêu đã được phát biểu trong kế hoạch sử dụng TBDH. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: thực hiện bảo quản, sửa chữa theo các tiêu chí đã xây dựng) ở mức 2,34 điểm; Tiêu chí 3(Có kiểm tra, đánh giá theo quy định quản lý sử dụng TBDH của nhà trường) được đánh giá ở mức 2,06 điểm. Điều này cho thấy, cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện việc bảo quản, sửa chữa TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi.

2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thiết bị dạy học ở các Trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị dạy học ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. Tổng hợp ý kiến, xử lý số liệu, thể hiện kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong (chủ quan) ở Bảng 2.27 và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (khách quan) ở Bảng 2.28:

Bảng 2.27. Khảo sát các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lý thiết bị dạy học ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

STT Các yếu tố bên trong (chủ quan)

Mức độ ảnh hƣởng TBC Thứ bậc Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng SL TL % SL TL % SL TL %

1 Nhận thức của giáo viên và hiệu trưởng

về vai trò của thiết bị dạy học 80 72.7 30 27.3 0 0.0 2.73 2 2 Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học

của giáo viên 55 50.0 25 22.7 30 27.3 2.23 4

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)