Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 94 - 131)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.4. Kết quả khảo nghiệm

Qua khảo sát cho thấy, các CBQL và GV được thăm dò đều cho rằng các biện pháp quản lý quản lý TBDH tại các Trường THPT nêu trên đều có tính cấp thiết và tính khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp đề xuất STT Các biện pháp quản lý Mức độ cần thiết TBC Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học

67 74.4 20 22.2 2 2.2 1 1.1 3.70 2

2

Biện pháp 2

Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học mới

64 71.1 21 23.3 5 5.6 0 0.0 3.66 3

3

Biện pháp 3

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học

66 73.3 23 25.6 1 1.1 0 0.0 3.72 1

4

Biện pháp 4

Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học

59 65.6 25 27.8 6 6.7 0 0.0 3.59 5

5

Biện pháp 5

Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường

58 64.4 26 28.9 5 5.6 1 1.1 3.57 6

6

Biện pháp 6

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường

61 67.8 25 27.8 4 4.4 0 0.0 3.63 4

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, tính cần thiết của các biện pháp quản lý quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ở rất cần thiết, quan trọng vì có điểm trung bình chung X là 3,6. Trong đó mức độ rất cần thiết của các biện pháp chiếm 69,4%, mức độ cần thiết của các biện pháp chiếm 25,9%, tính ít cần thiết chiếm 4,3% và tính không cần thiết chỉ chiếm 0,4%.

Tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá khác nhau. Đó là Biện pháp 3 có điểm trung bình là 3,72; biện pháp này được đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao với 73,3%; mức độ cần thiết chiếm 25,6% và chỉ có 1,1% đánh giá ở mức độ ít cần thiết và không có ai đánh giá không cần thiết.

Biện pháp 3: Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học, biện pháp này xếp thứ bậc là 1.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, biện pháp này xếp thứ bậc là 2.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học mới, biện pháp này xếp thứ bậc là 3.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường, biện pháp này xếp thứ bậc là 4.

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học, biện pháp này xếp thứ bậc là 5.

Biện pháp 5: Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường, biện pháp này xếp thứ bậc là 6.

Mức độ cần thiết của các biện quản lý quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định để nâng cao hiệu quả quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cần phải phối hợp cả 06 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những điểm mạnh riêng, hỗ trợ cho nhau.

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất STT Các biện pháp quản lý Mức độ khả thi TBC Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học

50 55.6 40 44.4 0 0.0 0 0.0 3.56 2

2

Biện pháp 2

Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học mới

49 54.4 39 43.3 2 2.2 0 0.0 3.52 4

3

Biện pháp 3

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học

47 52.2 40 44.4 1 1.1 2 2.2 3.47 5

4

Biện pháp 4

Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học

45 50.0 41 45.6 2 2.2 2 2.2 3.43 6

5

Biện pháp 5

Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường

51 56.7 39 43.3 0 0.0 0 0.0 3.57 1

6

Biện pháp 6

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường

55 61.1 30 33.3 4 4.4 1 1.1 3.54 3

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có tính khả thi cao vì có điểm trung bình chung X là 3,5. Trong đó mức độ rất khả thi của các biện pháp chiếm 55%, mức độ khả thi của các biện pháp chiếm 42,4%, tính ít khả thi chiếm 1,7% và tính không khả thi chỉ chiếm 0,9%.

Tính khả thi của các biện pháp được đánh giá khác nhau. Đó là:

Biện pháp 5: Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường, biện pháp này xếp thứ bậc là 1.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, biện pháp này xếp thứ bậc là 2.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường, biện pháp này xếp thứ bậc là 3.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học mới, biện pháp này xếp thứ bậc là 4.

Biện pháp 3: Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học, biện pháp này xếp thứ bậc là 5.

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học, biện pháp này xếp thứ bậc là 6.

Mức độ khả thi của các biện quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình gần nhau. Điều đó khẳng định để nâng cao hiệu quả quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cần phải phối hợp cả 06 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những điểm mạnh riêng, phối hợp, hỗ trợ cùng nhau.

Nhìn chung, các biện pháp quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá là có tính cấp thiết và có tính khả thi. Tuy nhiên, xét về từng biện pháp thì lại có sự khác biệt giữa tính cần thiết và tính khả thi. Đó là:

Biện pháp 1: Tính cấp thiết được đánh giá điểm TBC 3.7, khả thi được đánh giá 3.56.

Biện pháp 2: Tính cấp thiết được đánh giá điểm TBC 3.66, tính khả thi được đánh giá 3.52.

Biện pháp 3: Tính cấp thiết được đánh giá điểm TBC 3.72, tính khả thi được đánh giá 3.47.

Biện pháp 4: Tính cấp thiết được đánh giá điểm TBC 3.59, tính khả thi được đánh giá 3.43.

Biện pháp 5: Tính cấp thiết được đánh giá điểm TBC 3.57, tính khả thi được đánh giá 3.57.

Biện pháp 6: Tính cấp thiết được đánh giá điểm TBC 3.63, tính khả thi được đánh giá 3.54.

Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất có thứ bậc giống nhau, mặc dù tỷ lệ phần trăm giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Điều đó khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là thống nhất với nhau.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH ở các Trường THPT đã trình bày ở chương 1, qua khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ở chương 2, theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, tác giả luận văn đã đưa ra 06 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH trong các Trường THPT Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học mới.

Biện pháp 3: Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học.

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học.

Biện pháp 5: Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường, biện pháp này xếp thứ bậc là 1.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường.

Các biện pháp đề xuất đã tập trung khắc phục được những điểm tồn tại, hạn chế và phát huy được những điểm mạnh trong công tác quản lý TBDH trong các Trường THPT Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Trong từng biện pháp tác giả đã xác định mục đích thực hiện, nội dung và cách tổ chức thực hiện một cách cụ thể, sát với thực tế, phù hợp với địa phương và điều kiện thực tế của Nhà trường.

Các biện pháp đề xuất đã được các CBQL, GV đánh giá là rất cấp thiết và có tính khả thi cao. Điều này chứng tỏ rằng các biện pháp đề xuất của tác giả đề tài là phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường. Tác giả luận văn hy vọng với các biện pháp này các CBQL, GV ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có thể vận dụng và sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH không chỉ đối với các Trường THPT nói chung mà còn cho các Trường THPT của huyện Tư Nghĩa nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các Nhà trường, nhất là trong bối cảnh các Trường THPT đang chuẩn bị nguồn lực để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở 03 chương của luận văn cho phép tác giả rút ra những kết luận sau đây:

1. Từ những kiến thức tiếp thu trong suốt thời gian học tập ở chương trình đào tạo thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng kết hợp với kinh nghiệm của bản thân làm quản lý của một Trường THPT, qua tổng quan nghiên cứu vấn đề, luận văn đã phân tích khẳng định thêm những quan điểm về quản lý quản lý TBDH ở các Trường THPTcủa những nghiên cứu trước đây, đã phân tích, làm sáng tỏ và khẳng định một số khái niệm, bổ sung hoặc làm sâu sắc thêm những lý luận về quản lý TBDH ở các Trường THPT. Tác giả xác lập những nội dung cơ bản của vấn đề quản lý TBDH trong các Trường THPT, bao gồm 03 nội dung: quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học; quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học và quản lý việc bảo quản thiết bị dạy học. Theo cách tiếp cận chức năng, từng nội dung quản lý trên tác giả xây dựng các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Đồng thời tác giả phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TBDH theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các Trường THPT hiện nay bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Đây là cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp của đề tài.

2. Tác giả đã lựa chọn và tiến hành điều tra khảo sát, thu thập số liệu về quản lý TBDH trong các Trường THPT, được xây dựng từ khung lý luận ở chương 1, bao gồm 03 nội dung: quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học; quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học và quản lý việc bảo quản thiết bị dạy học. Nội dung đánh giá được trình bày tường minh với hệ thống số liệu, bảng biểu cụ thể, mang tính khoa học và con số tin cậy, kết hợp giữa mô tả định lượng và phân tích định tính để rút ra các kết luận có tính chính xác cao về thực trạng. Từ kết quả xử lý số liệu, trao đổi và tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo trực tiếp làm công tác quản lý TBDH, đối chiếu giữa lý luận và thực tế, tác giả đã có đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của hoạt động quản lý TBDH của Hiệu trưởng các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh những ưu điểm, thực trạng công tác quản lý TBDH của Hiệu trưởng các Trường THPT ở đây vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: cán bộ quản lý và giáo viên chưa có nhận thức thực sự tốt về vai trò và tầm quan trọng của thiết bịdạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học; công tác xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học còn nhiều bất cập; công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học cho CBGV chưa được chú trọng đúng mức; chất lượng công tác bảo quản, bảo

dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học chưa cao; phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường chưa thực sự hiệu quả; công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường chưa tốt. Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã nêu trên cần phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp phù hợp, đầy đủ, đồng bộ và có tính khả thi thì mới đem lại hiệu quả quản lý cao nhất.

3. Dựa trên những căn cứ vào cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu và căn cứ vào thực trạng công tác quản lý TBDH của Hiệu trưởng các Trường THPT huyện Tư

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 94 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)