8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất
Hệ thống sổ sách dùng để giúp cán bộ thiết bị quản lý thiết bị tiện lợi hơn, nếu biết cách ghi chép khoa học thì khi tìm, khi kiểm tra cũng rất dễ dàng. Nhà trường cần trang bị cho phòng thiết bị một máy vi tính để tiện cho việc quản lý hệ thống TBDH trên máy.
trạng của thiết bị và tần suất sử dụng của TBDH vào cuối mỗi năm học. * Người phụ trách TBDH phải có hệ thống sổ sách:
Sổ cho mượn, số lượng, tình trạng TBDH đạt mức nào theo chuẩn, nguồn gốc, xuất xứ. Phân loại TBDH thí nghiệm chứng minh và thực hành.
Sổ danh mục chung như sổ tài sản, sổ nhập thiết bị, thí nghiệm
Tổ chức kiểm kê, kiểm tra định kỳ, phân loại và có giải pháp khắc phục kịp thời. TBDH với thời gian, với các lần sử dụng sẽ hư hỏng, mất mát, phải có sự kiểm tra thường xuyên, định kỳ để thanh lọc, sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra việc mua sắm trang bị, việc phát động phong trào làm, sưu tầm TBDH Những TBDH mua sắm về tần suất sử dụng có cao hơn các thiết bị được cấp hay không, sử dụng được bao lâu, giá thành như thế nào; giá trị sử dụng, giá trị kinh tế ra sao và có thiết thực, phù hợp không. Từ đó có kế hoạch mua sắm tiếp theo phù hợp hiệu quả.
Những đồ dùng dạy học được làm theo nhu cầu dạy học và qua các phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học cũng phải được kiểm tra tính thiết thực qua tần suất sử dụng của TBDH. Qua đó tránh được việc làm đồ dùng dự thi vừa tốn kém thời gian công sức và kinh phí mà giá trị sử dụng thấp.
Thời gian tổ chức kiểm tra: định kỳ vào cuối kỳ, cuối năm và kiểm tra đột xuất,
kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra sử dụng TBDH gắn với kiểm tra toàn diện, kiểm tra nội bộ trong trường
Lực lượng kiểm tra: Ban giám hiệu, huy động các tổ trưởng nhóm trưởng và
những giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý sử dụng TBDH.
Tổ chức đánh giá việc quản lý, sử dụng TBDH và khen thưởng những người làm TBDH tốt, bảo quản TBDH tốt, sử dụng TBDH có hiệu quả đồng thời nhắc nhở phê bình các giáo viên chưa tích cực sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả TBDH.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất
Trong quá trình tìm hiểu thực trạng quản lý TBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi tác giả nhận thấy việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý TBDH là rất cần thiết.
Vấn đề nhận thức là vấn đề đầu tiên được tác giả quan tâm (biện pháp 1). Nếu nhận thức của lãnh đạo, GV về vai trò của TBDH đúng đắn, đầy đủ thì việc đầu tư, bảo quản và đặc biệt sử dụng TBDH trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Khi biện pháp 1 đã được thực hiện tốt, thì việc xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH là cần thiết (biện pháp 2). Đây là công cụ có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu, chương trình hành động toàn diện, và là cơ sở để đánh giá kết quả của quá trình quản lý.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả thấy công tác quản lý TBDH trong nhà trường chính là việc quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH, với ý nghĩa này tác giả đã đề xuất các biện pháp 3, 4, 5.
Biện pháp số 6 là biện pháp cuối cùng trong hệ thống các biện pháp. Trong công tác quản lý nhà trường thì việc kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng, nó giúp nhà quản lý nhận ra những khiếm khuyết, từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh lại phương thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong trường học đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Các biện pháp quản lý TBDH mà tác giả đưa ra không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Các biện pháp này bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện địa phương.
Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: