Địa bàn và khách thể khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát

Để có cơ sở thực tế trong việc xác định thực trạng quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi tiến hành khảo sát 04 Trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, gồm: Trường THPT số 1 Tư Nghĩa, Trường

THPT số 2 Tư Nghĩa, Trường THPT Thu Xà và Trường THPT Chu Văn An. Khách thể khảo sát là Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, nhân viên quản lý THDH, giáo viên và học sinh ở 04 Trường THPT trên.

- Khảo sát về thực trạng về thiết bị dạy học tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa về số lượng và chất lượng: Chúng tôi phát hành 225 Phiếu hỏi đến 225 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), 04 nhân viên quản lý thiết bị, 100 giáo viên và 115 HS các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi trong năm học 2020 – 2021 (Phụ lục 01)

- Khảo sát về thực trạng về quản lý thiết bị dạy học ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa: Chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên để biết thực trạng nhận thức của các đối tượng về quản lý TBDH; Thực trạng quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH; Thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH; Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH. . (Phụ lục 02)

- Khảo sát về thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi; Chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. (Phụ lục 03)

2.3. Thực trạng về thiết bị dạy học tại các Trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Thực trạng thiết bị dạy học về số lượng

Bảng 2.7. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Trƣờng THPT Diện tích (m2) Phòng học Phòng làm việc Phòng bộ môn Phòng tin học Thƣ viện Sân chơi, bãi tập (m2) Nhà tập đa năng

Số 1 Tư Nghĩa 22.858 32 9 3 3 (125 máy) 1 7000 1 Số 2 Tư Nghĩa 17.961 40 8 3 2 (90 máy) 1 5000 1 Thu Xà 15.300 24 6 3 2 (80 máy) 1 6000 1 Chu Văn An 8.846 33 8 3 1 (44 máy) 1 5000 -

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi)

Tổng hợp số liệu trên đây đã chứng tỏ CSCV-TBDH của các Trường vẫn còn thiếu. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy.

Tuy nhiên cung cấp thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ, có loại chất lượng kém gây lãng phí; trang bị máy tính còn dàn trải, hiệu quả sử dụng còn thấp. Thư viện trường

còn nghèo nàn, hoạt động đơn điệu chưa phát huy hết tác dụng. Thực tế cho thấy hầu hết ở các trường đều có từ 03 phòng thực hành trở lên.

Tóm lại, việc cung cấp TBDH của các trường THPT ở khu vực huyện An Lão, thành phố Hải Phòng chủ yếu dựa vào nguồn Ngân sách Nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu, có TBDH hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng TBDH còn chưa tốt. TBDH tự

Thiết bị giáo dục: Thiết bị giáo dục cấp THPT gồm một số loại hình thể hiện ở Bảng 2.6.

Bảng 2.8. Loại hình TBDH của các Trường THPT huyện Tư Nghĩa

STT LOẠI HÌNH TBDH

TỶ LỆ SỐ TRƢỜNG CÓ

(%)

A. Các loại thiết bị dạy học tự làm

1 Thiết bị dạy học tự làm 100

B. Các loại hình thiết bị dạy học được trang bị

2 Bộ dụng cụ thí nghiệm 95

Phim đèn chiếu 60

3 Bản trong giáo khoa 80

4 Băng, đĩa ghi âm 45

5 Băng ghi hình, đĩa ghi hình giáo khoa 62

6 Phần mềm dạy học 44

7 Giáo án dạy học ứng dụng CNTT 90

8 Website học tập 04

9 Tranh, ảnh giáo khoa 92

10 Bản đồ, lược đồ giáo khoa treo tường 84 11 Mô hình giáo khoa, mẫu vật dạy học 100

C. Phương tiện kĩ thuật dạy học

12 Thiết bị nghe nhìn: tivi, đầu video 95 13 Thiết bị giáo dục dùng chung 75

14 Máy chiếu Projector 85

15 Radio cassette 100 16 Đầu đĩa hình 20 17 Máy chiếu vật thể 30 18 Máy ảnh kỹ thuật số 30 19 Máy vi tính + Máy in 100

- Điểm nổi bật của 04 trường THPT là: TBDH tự làm. Trong năm học qua (2019- 2020) đã có tới 90% số Trường được điều tra có TBDH tự làm. Tính bình quân 1 Trường trong 1 năm học có làm thêm được 35 thiết bị dạy học các loại. Trong khi nguồn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp thì đây là một việc làm rất có ý nghĩa, cần khuyến khích, động viên để CBGV các Trường duy trì phong trào tự làm đồ dùng dạy học, sưu tầm đồ dùng dạy học trong Nhà trường.

Bảng 2.9. Khảo sát về số lượng TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa

Đánh giá về số lƣợng thiết bị dạy học

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)

TBDH đã đủ để giảng dạy 12 10.9% TBDH thiếu để giảng dạy 112 49.8% TBDH quá thiếu để giảng dạy 101 44.9%

- Hầu hết các Trường THPT đã được trang bị theo danh mục TBDH tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng chỉ có 10,9% số người được hỏi chò rằng số lượng TBDH đủ để giảng dạy, có đến gần 50% số người được hỏi cho rằng số lượng TBDH còn thiếu và có đến 44,9% số người được hỏi cho rằng số lượng còn quá thiếu so với yêu cầu. Khi đi sâu vào tìm hiểu tác giả nhận thấy hầu hết ở các Trường còn thiếu về các loại hình TBDH hiện đại (các phương tiện nghe nhìn) phục vụ cho dạy học trực tuyến, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan mạnh như hiện nay, các Trường rất cần.

2.3.2. Thực trạng thiết bị dạy học về chất lượng

Trong những năm vừa qua, bằng các nguồn kinh phí khác nhau, các Trường THPT ở huyện Tư Nghĩa được trang bị nhiều thiết bị dạy học có chất lượng phục vụ dạy học, nhất là chuẩn bị cho việc giảng dạy theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc trang bị TBDH cho các Trường THPT hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề chất lượng TBDH.

Bảng 2.10. Khảo sát về chất lượng TBDH ở các Trường THPT huyện Tư Nghĩa

Đánh giá về chất lƣợng thiết bị dạy học

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)

TBDH có chất lượng tốt 5 2.2%

TBDH có chất lượng trung bình 89 39.6% TBDH có chất lượng kém 131 58.2%

Kết quả khảo sát, cho thấy: chỉ có 2,2 % số người được hỏi chò rằng TBDH có chất lượng tốt, có đến gần 58,2 % số người được hỏi cho rằng chất lượng TBDH kém và có 39,6 % số người được hỏi cho rằng chất lượng ở mức trung bình. Khi đi sâu vào tìm hiểu tác giả nhận thấy: có tình trạng TBDH được mua sắm mới nhưng không sử dụng được, phải “đắp chiếu” và dần dần bị hư hỏng; có TBDH sử dụng được nhưng chỉ trong vòng thời gian ngắn cũng bị hư hỏng và phải thanh lý; chất lượng một số thiết bị dạy học, hoá chất không đảm bảo chất lượng... Chất lượng đồ dùng dạy học tự làm chưa đảm bảo, có tính thẩm mỹ và tính sư phạm chưa cao, chưa thuận tiện trong việc sử dụng, hiệu quả hỗ trợ giảng dạy còn thấp.

2.4. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các Trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng về quản lý thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là công cụ không thể thiếu được trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hiện nay. Chúng tôi tiến hành khảo sát ở những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý TBDH trong hoạt động dạy học của mình để xem xét nhận thức của bản thân họ về vai trò và tầm quan trọng của TBDH trong việc dạy học của nhà trường. Kết quả thu thập và xử lý số liệu ở các phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiết bị và học sinh ở các Trường THPT, được thể hiện khái quát ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Nhận thức về sự cần thiết của quản lý TBDH của các đối tượng

Đối tƣợng đƣợc hỏi

Số ngƣời đƣợc hỏi

Mức độ đánh giá

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % CBQL 6 6 100 0 0 0 0 Nhân viên QLTB 4 3 75 1 25 0 0 Giáo viên 100 21 21 59 59 20 20 Học sinh 115 20 17.4 60 52.2 35 30.4

Qua bảng khảo sát trên, chúng ta thấy được mức độ nhận thức của các đối tượng về vai trò và tầm quan trọng của TBDH trong việc dạy học của nhà trường có sự khác biệt: 100% CBQL và 75% nhân viên quản lý thiết bị đánh giá ở mức cao nhất, trong khi đó chỉ có 21% GV và 17,4 % HS đánh giá ở mức này; có đến 20% GV và 30,4% HS cho rằng việc quản lý thiết bị không quan trọng đổi mới phương pháp dạy học,

nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Điều này cho thấy trong GV vẫn còn một bộ phận chưa quan tâm hoặc nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng vai trò, tầm quan trọng của quản lý TBDH; vẫn còn có nhiều em HS chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lý TBDH là do các em chưa hiểu hết được ý nghĩa của các THDH đối với hoạt động dạy học trong nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy và đặc biệt cần thiết trước yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các Trường THPT trên địa bàn huyện Tư nghĩa cần thiết phải nâng cao nhận thức cho CBGV về vai trò và tầm quan trọng của quản lý TBDH trong bối cảnh hiện nay.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học

Trong 04 trường THPT ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có cơ sở vật chất sư phạm tương đối khang trang và có đầy đủ TBDH, các Trường đều có kho chứa thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện, nhà thi đấu đa năng. Phòng thí nghiệm đều có tủ, kệ để đựng và trưng bày nhưng việc sắp xếp chưa khoa học.

Phòng thí nghiệm đều có tủ, kệ để đựng và trưng bày nhưng việc sắp xếp chưa khoa học. Vì vậy khi muốn lấy một TBDH nào đó còn mất thời gian. Thêm vào đó là các TBDH do không được bảo quản đúng cách, khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều nên rất dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc, có khi còn bị mối mọt, một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng. Giáo viên phụ trách thiết bị, thư viện có nghiệp vụ về công tác TBDH, lại là giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng nên rất ít có thời gian dành cho công việc bố trí, sắp xếp và bảo quản các TBDH. Tuy nhiên, cuối mỗi năm học các trường đều có tổ chức kiểm kê tài sản nhưng chỉ làm một cách hình thức bằng cách đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu, hỏng mà chưa có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cho đúng thời điểm. Máy vi tính và các thiết bị điện tử hiện đại có chế độ bảo quản riêng, có chế độ bảo dưỡng định kỳ nên ít hỏng hóc, phải sửa chữa.

Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên. Nhưng cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ý, có giáo viên mượn TBDH mà không ghi vào sổ, có giáo viên mượn không trả lại gây thất thoát, lãng phí. Có thể nói, việc bảo quản TBDH ở 04 trường THPT ở huyện Tư Nghĩa đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Tình trạng hư hỏng, lãng phí vẫn còn xảy ra, do vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường cần quan tâm chú ý hơn nữa.

Để tìm hiểu về thực trạng quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH, chúng tôi phát hành 110 Phiếu hỏi đến 110 người trong đó 06 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 04 nhân viên quản lý thiết bị và 100 giáo viên. Từ số phiếu thu về, chúng tôi thống kê và xử lý số liệu thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 2.12. Khảo sát quản lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học STT Nội dung Mức độ đạt đƣợc TBC Thứ bậc Thƣờng

xuyên Đôi khi Không bao giờ SL TL % SL TL % SL TL %

1 Lập kế hoạch quản lý trang bị, mua

sắm, bổ sung TBDH 33 30.0 48 43.6 29 26.4 2.04 4 2 Tổ chức thực hiện quản lý trang bị,

mua sắm, bổ sung TBDH 79 71.8 28 25.5 3 2.7 2.69 1 3 Chỉ đạo thực hiện quản lý trang bị,

mua sắm, bổ sung TBDH 61 55.5 47 42.7 2 1.8 2.54 2 4 Kiểm tra, đánh giá việc thực quản lý

trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH 31 28.2 79 71.8 0 0.0 2.28 3 Phân tích số liệu khảo sát tại Bảng 2.12 cho thấy: Hoạt động lập kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH được đánh giá rất thấp, chỉ với với 2.04 điểm trong đó 30% đánh giá thực hiện ở mực độ thường xuyên, 43,6% đánh giá thực hiện ở mức độ không thường xuyên và 26,4% đánh giá không thực hiện; Hoạt động tổ chức thực hiện quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH với 2.69 điểm trong đó 71,8% đánh giá thực hiện ở mực độ thường xuyên, 25,5% đánh giá thực hiện ở mức độ không thường xuyên và 2,7% đánh giá không thực hiện; Hoạt động chỉ đạo thực hiện quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH với 2,54 điểm, trong đó có 55,5% đánh giá thực hiện ở mực độ thường xuyên, 42,7% đánh giá thực hiện ở mức độ không thường xuyên và 1,8% đánh giá không thực hiện; Hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH với 2.28 điểm, cũng ở mức thấp nhất, trong đó chỉ có 28,2% đánh giá thực hiện ở mực độ thường xuyên, 71,8% đánh giá thực hiện ở mức độ không thường xuyên và không ai đánh giá mức không thực hiện. Điều này cho thấy các Trường có quan tâm đến hoạt động lập kế hoạch quản lý trang bị, mua sắm, bổ sung TBDH nhưng khi triển khai thực hiện thì các Trường còn chưa làm tốt công tác xây dựng kế hoạch trang bị, mua sắm và bổ sung THDH trước khi bước vào năm học mới; công tác kiểm tra đánh giá quản lý sử dụng TBDH chưa làm thường xuyên, chưa thực sự tốt và hiệu quả. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, tác giả khảo sát thêm thực trạng về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và đánh giá thực hiện 04 hoạt động này theo từng tiêu chí được xây dựng ở Chương 1, thể hiện ở Bảng 2.13,

Bảng 2.14, Bảng 2.15, Bảng 2.16 sau đây.

2.4.2.1. Thực trạng về lập kế hoạch trang bị, mua sắm và bổ sungTHDH

Để tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch thực hiện trang bị, mua sắm và bổ sungTBDH tại các Trường THPT huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi, tác giả tiến hành khảo sát 03 đối tượng là CBQL, nhân viên quản lý thiết bị và giáo viên, nội dung và kết quả khảo sát được thể hiện như sau:

Bảng 2.13. Khảo sát về lập kế hoạch trang bị, mua sắm và bổ sung THDH

STT Nội dung Mức độ đạt đƣợc TBC Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà trường có kế hoạch để mua sắm, bổ sung để đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại theo Bộ GD&ĐT quy định danh mục TBDH tối thiểu

9 8.2 26 23.6 38 34.5 37 33.6 2.06 3

2

Có tiến hành rà soát, đối chiếu với danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định và nhu cầu bổ sung để đa dạng hoá TBDH

10 9.1 22 20.0 41 37.3 37 33.6 2.05 4

3

Trong kế hoạch có nêu rõ chủng loại, số lượng TBDH cần mua mới, sữa chữa, làm mới; dự trù về kinh phí,

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tư nghĩa tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)