8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo
3.2.6.1. Mục đích thực hiện biện pháp
Việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học là phức tạp, đa dạng, phong phú song không được sai sót, do đó Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện, đánh gía chính xác nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và quy chế. Nếu không làm tốt công tác này thì bao nhiêu tiền của công sức trí tuệ đầu tư vào TBDH sẽ bị lãng phí, vô ích. Vì vậy đối với nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, sử dụng, bảo quản TBDH để nâng cao hiệu quả TBDH.
Kiểm tra, xem xét, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng TBDH có hiệu quả, có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không; chỉ ra những lệch lạc, từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Kiểm tra để tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý TBDH.
Kiểm tra là một trong khâu quan trọng trong quản lý nói chung và QLGD nói riêng. Lãnh đạo, quản lý mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo, không quản lý. Đây là khâu cuối của chu trình quản lý. Kiểm tra góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện tốt nhiệm vụ.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên
- Kiểm tra việc đăng ký sử dụng TBDH để xem xét việc sử dụng TBDH của giáo viên có tính kế hoạch, tính chủ động hay không.
- Kiểm tra việc sử dụng, mượn trả, bảo quản của giáo viên qua hệ thống hồ sơ sổ sách: sổ mượn, trả TBDH, phiếu đăng ký mượn TBDH
Đối chiếu giữa những tiết dạy thí nghiệm, thực hành mà nhóm đã thống kê đầu kỳ đã được Hiệu trưởng chốt với số tiết thực hiện
Số lần sử dụng theo đăng ký của nhóm chuyên môn và theo phân phối chương trình Đối chiếu việc sử dụng TBDH trong các lớp cùng khối, cùng nhóm giáo viên dạy cùng chương trình có cùng sử dụng TBDH hay không và giáo viên nào là người sử dụng tích cực hơn, ai ít sử dụng nhất.
Kiểm tra đi liền với đánh giá, xếp loại giáo viên trong từng học kỳ và từng năm học. - Kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên qua giờ dạy:
Chất lượng, hiệu quả sử dụng của giáo viên tốt nhất là trực tiếp dự giờ ở đó thể hiện đầy đủ cả kiến thức, kỹ năng của giáo viên được vận dụng trong quá trình giảng dạy
Để kiểm tra việc này có hiệu quả thiết thực, người CBQL dự giờ trên cơ sở các giờ đăng ký có đồ dùng, thí nghiệm, thực hành theo quy định, phân công chuyên môn, sổ đăng ký bài dạy và thời khoá biểu.. Hiệu trưởng có thể dự trực tiếp hoặc phân công cho các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng đi dự giờ các giờ đã được đăng ký.
Rút kinh nghiệm các giờ dạy có TBDH phải có thêm mục kỹ năng sử dụng khai thác TBDH có hợp lý khoa học, có đúng lúc, đúng chỗ, vừa phải về cường độ… Phát hiện những khó khăn của giáo viên để kịp thời bổ sung uốn nắn trong chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành thí nghiệm, thực hành.
Thông qua kiểm tra phát hiện những tồn tại về CSVC, bàn ghế, điện, các phương tiện phục vụ cho thí nghiệm thực hành để bổ sung hoàn thiện.
Đánh giá việc sử dụng TBDH trong giờ dạy của giáo viên gắn liền với xếp loại giờ dạy của giáo viên; ngoài các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại chung về giờ dạy, các Trường cần có quy định cụ thể hơn về sử dụng TBDH.
Để có thể xếp loại khá trở lên, giờ dạy ít nhất phải sử dụng hai TBDH trở lên và phải sử dụng ít nhất một phương pháp mới.
Để có thể xếp loại đạt trở lên, giờ dạy ít nhất phải sử dụng một TBDH trở lên và phải sử dụng ít nhất một phương pháp mới. Không sử dụng TBDH trong giờ dạy phải sử dụng TBDH thì không thể xếp giờ dạy đạt .
Những quy định trên được đưa vào tiêu chí đánh giá giờ dạy ngay trong Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học.
b. Kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị thí nghiệm
TBDH khi giáo viên mượn phải được ký vào sổ theo dõi mượn trả, khi giáo viên trả TBDH cán bộ phụ trách thiết bị cần kiểm tra kỹ, nếu mất mát, hư hỏng cần có biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể, nếu coi thường công việc này sẽ dẫn đến thất thoát thiết bị, xếp đặt lộn xộn và như vậy sẽ mất nhiều công tìm kiếm cho các lần sử dụng tiếp theo.
Kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị thí nghiệm tập trung vào những nội dung cụ thể sau:
khoa học, hệ thống không.
Việc thực hiện "Đăng ký sử dụng TBDH của giáo viên" của nhân viên thiết bị có đúng không, có theo quy trình trong việc cho mượn, thu TBDH về hay không, có TBDH nào mượn mà không trả; ngày mượn và ngày trả TBDH có đúng các quy định không; các thủ tục quy định đối với cả giáo viên và nhân viên thí nghiệm. So sánh đối chiếu giữa đăng ký sử dụng và việc mượn, trả TBDH có thống nhất không.
Mẫu phiếu đăng ký sử dụng TBDH Mẫu 3.2
Họ và tên giáo viên: ……… Môn dạy: ………Tổ chuyên môn: ……….. Ngày mượn Ngày trả Phiếu báo Thiết bị mượn sử dụng Số lượng Dạy tiết Tên bài dạy Lớp dạy Tình trạng TB khi trả Người trả ký tên Số Ngày, tháng
Khi nhận các TBDH được cấp, hay thiết bị do nhà trường tự trang bị hoặc TBDH do giáo viên tự làm cán bộ phụ trách thiết bị cũng cần có sổ để nhập TBDH và thống kê được số TBDH hiện có theo mẫu quy định.
Mẫu sổ nhập TBDH Mẫu 3.3 NGÀY TÊN TBDH ĐƢỢC TRANG BỊ TÌNH TRẠNG CỦA TBDH SỐ LƢỢNG NGƢỜI GIAO KÝ TÊN NGƢỜI NHẬN KÝ TÊN
Cuối mỗi năm học bộ phận CSVC, TBDH cùng cán bộ phụ trách thiết bị cần kiểm kê lại toàn bộ sổ TBDH nhà trường có, đánh giá được tình trạng của thiết bị và tần suất sử dụng theo mẫu sổ sau:
Mẫu sổ theo dõi tình trạng TBDH Mẫu 3.4
TÊNTBDH TÌNH TRẠNG TẦN SUẤT SỬ DỤNG SỐ LẦN SỬ DỤNG/NĂM HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỀ XUẤT MẤT HỎNG CÒN TỐT TỐT KHÁ TB YẾU
Hệ thống sổ sách dùng để giúp cán bộ thiết bị quản lý thiết bị tiện lợi hơn, nếu biết cách ghi chép khoa học thì khi tìm, khi kiểm tra cũng rất dễ dàng. Nhà trường cần trang bị cho phòng thiết bị một máy vi tính để tiện cho việc quản lý hệ thống TBDH trên máy.
Kiểm tra, kiểm kê lại toàn bộ sổ TBDH nhà trường hiện có, đánh giá được tình trạng của thiết bị và tần suất sử dụng của TBDH vào cuối mỗi năm học.
- Người phụ trách TBDH phải có hệ thống sổ sách:
Sổ danh mục chung như sổ tài sản, sổ nhập thiết bị, thí nghiệm
Sổ cho mượn, số lượng, tình trạng TBDH đạt mức nào theo chuẩn, nguồn gốc, xuất xứ. Phân loại TBDH thí nghiệm chứng minh và thực hành.
Tổ chức kiểm kê, kiểm tra định kỳ, phân loại và có giải pháp khắc phục kịp thời. TBDH với thời gian, với các lần sử dụng sẽ hư hỏng, mất mát, phải có sự kiểm tra thường xuyên, định kỳ để thanh lọc, sửa chữa kịp thời.
c. Kiểm tra việc mua sắm trang bị, việc phát động phong trào làm, sưu tầm TBDH. Những đồ dùng dạy học được làm theo nhu cầu dạy học và qua các phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học cũng phải được kiểm tra tính thiết thực qua tần suất sử dụng của TBDH. Qua đó tránh được việc làm đồ dùng dự thi vừa tốn kém thời gian công sức và kinh phí mà giá trị sử dụng thấp.
Những TBDH mua sắm về tần suất sử dụng có cao hơn các thiết bị được cấp hay không, sử dụng được bao lâu, giá thành như thế nào; giá trị sử dụng, giá trị kinh tế ra sao và có thiết thực, phù hợp không. Từ đó có kế hoạch mua sắm tiếp theo phù hợp hiệu quả.
Thời gian tổ chức kiểm tra: Định kỳ vào cuối kỳ, cuối năm và kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra sử dụng TBDH gắn với kiểm tra toàn diện, kiểm tra nội bộ trong trường.
Tổ chức đánh giá việc quản lý, sử dụng TBDH và khen thưởng những người làm TBDH tốt, bảo quản TBDH tốt, sử dụng TBDH có hiệu quả đồng thời nhắc nhở phê bình các giáo viên chưa tích cực sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả TBDH.
Lực lượng kiểm tra: Ban giám hiệu, huy động các tổ trưởng nhóm trưởng và những giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý sử dụng TBDH.