Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Muốn phát triển ĐNGV trước hết phải định hình được đội ngũ. Nghị quyết Trung ương 3 khoá, VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [4].

Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn. Quy hoạch được hiểu theo nghĩa chung nhất là bước cụ thể hoá chiến lược ở mức độ toàn hệ thống, đó là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích, yêu cầu và là căn cứ để xây dựng kế hoạch.

Quy hoạch phát triển ĐNGV là bản luận chứng khoa học về phát triển đội ngũ đó để góp phần thực hiện các định hướng của địa phương và của chính nhà trường về công tác nhân sự, phục vụ việc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo các cấp quản lý.

Quy hoạch ĐNGV là lập kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu hiện tại cũng như tương lai về ĐNGV của các trường khi tính đến cả những nhân tố bên trong và những nhân tố của môi trường bên ngoài.

Nội dung của quy hoạch phát triển ĐNGV bao gồm: Đánh giá thực trạng ĐNGV; dự báo quy mô phát triển giáo viên: về số lượng, cơ cấu, chất lượng; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng ĐNGV; xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV.

Quy hoạch phát triển ĐNGV tiểu học từng môn học phải đảm bảo được yêu cầu về chuyên môn; vừa phải đảm bảo yêu cầu về năng lực sư phạm, khuyến khích những giáo viên thật sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề, cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời có cơ sở để thay thế những giáo viên, CBQL không đủ phẩm chất, năng lực công tác. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chất lượng đội ngũ nhà giáo và giáo viên chuyên ngành.

Trong quy hoạch phát triển ĐNGV tiểu học phải tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng ĐNGV từng chuyên ngành về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy...

cầu của nhà trường bằng các giải pháp như: luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ... Có kế hoạch chuẩn bị ĐNGV theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học, của từng trường; trên cơ sở phân tích đánh giá ĐNGV hiện có, dự kiến khả năng phát triển quy mô của đội ngũ trong tương lai; xem xét khả năng phát triển của ĐNGV hiện tại và tính đến khả năng bổ sung từ nguồn bên ngoài để xây dựng kế hoạch tổng thể; xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể. Quy hoạch ĐNGV cần làm rõ số lượng, chất lượng về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm, cơ cấu của từng trường cụ thể và tính đến quy hoạch chung cho các trường làm cơ sở cho việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo trong từng giai đoạn phát triển. Tất cả hướng đến mục tiêu đảm bảo đủ về số lượng, ổn định về chất lượng để thực hiện tốt kế hoạch, nội dung, đào tạo của trường

1.4.2. Tổ chức tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.2.1. Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên

Để có một ĐNGV tiểu học có đủ trình độ, năng lực thì việc tuyển chọn ĐNGV phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, hợp lý và khách quan. Công tác tuyển chọn ĐNGV trong hiện nay phải đảm bảo đầy đủ các mặt đó là: về số lượng ĐNGV, về cơ cấu ĐNGV và về chất lượng ĐNGV. Tuyển chọn ĐNGV được thực hiện bằng nhiều cách thức biện pháp khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn tuyển chọn ĐNGV có thể từ địa phương khác chuyển đến hoặc sinh viên các trường sư phạm có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định.

Phát triển về số lượng ĐNGV tiểu học: Số lượng ĐNGV là biểu thị về mặt định hướng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của ĐNGV tương xứng với quy mô của mỗi nhà trường. Số lượng ĐNGV phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường, quy mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động khách quan khác, chẳng hạn như: Chỉ tiêu biên chế giáo viên của nhà trường, các chế độ chính sách đối với ĐNGV. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động về số lượng đội ngũ với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường.

Tổ chức, sắp xếp cơ cấu ĐNGV tiểu học: Cơ cấu ĐNGV là một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, bao gồm:

Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đảm bảo tỷ lệ giáo viên các bộ môn, giáo viên chuyên biệt tương thích và phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục từng lớp,

từng độ tuổi học sinh tiểu học.

Về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tình trạng “lão hoá” trong ĐNGV, tránh sự hẫng hụt về ĐNGV trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giáo viên.

Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giáo viên nam và giáo viên nữ trong từng tổ, nhóm bộ môn của nhà trường.

Bảo đảm sự phát triển về chất lượng ĐNGV tiểu học: Phát triển chất lượng ĐNGV bao gồm phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; phẩm chất nghề nghiệp sư phạm của giá viên tiểu học.

Về trình độ chuyên môn, trước hết là trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và sự phát triển về kiến thức, tư duy sư phạm phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.

Về năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực sư phạm được thể hiện ở chỗ phát triển năng lực dạy học, giáo dục học sinh; phát triển phương pháp dạy học hiện đại để học sinh phát huy tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm tri thức khoa học; kỹ năng, kinh nghiệm sống.

Tuyển chọn bao gồm hai bước: tuyển mộ và lựa chọn, trong đó tuyển mộ là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn xin việc làm, sau đó tập hợp danh sách lại xem xét trong số đó ai là người hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu rồi quyết định tuyển.

Lựa chọn giáo viên là quá trình xem xét những người có đủ tiêu chuẩn làm giáo viên theo qui định của ngành, của cấp học, của các nhà trường. Căn cứ vào Luật Giáo dục, Pháp lệnh công chức và nhu cầu sử dụng của nhà trường để đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên.

Việc tuyển chọn ĐNGV được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ cá nhân, chú ý tới nguồn đào tạo thành tích giảng dạy, công tác, học tập. Qua nghiên cứu hồ sơ và qua tiếp xúc có thể đánh giá sơ bộ những nét cơ bản về giáo viên mình sẽ tuyển, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn hay không lựa chọn.

Bước 2: Thử thách: những người được duyệt hồ sơ, cần cho họ thử việc. Cử bộ phận phụ trách (gồm lãnh đạo, tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn, giáo viên có khá, giỏi bộ môn) để xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên.

Bước 3: Xem xét và tiếp nhận: thành lập hội đồng tư vấn xem xét và kết luận, lập hồ sơ trình Sở GD&ĐT ra quyết định tuyển dụng.

Thực tế cho thấy, kết quả của việc tuyển chọn giáo viên không chỉ phụ thuộc vào việc tuyển chọn mà còn ở chỗ người đứng đầu đơn vị và các tổ chức trong nhà

trường có trách nhiệm giúp đỡ họ thích ứng với nghề nghiệp thông qua các khâu bố trí công việc ban đầu.

1.4.2.2. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên

Sử dụng ĐNGV là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên và giao nhiệm vụ, gắn với chức danh cụ thể, nhằm phát huy khả năng hiện có của ĐNGV để vừa hoàn thành được mục tiêu của tổ chức và tạo ra sự đồng thuận trong cơ quan đơn vị, hạn chế sự bất mãn ít nhất. Việc bố trí, sử dụng ĐNGV chính là tạo ra sự hợp lý về cơ cấu để phát huy hết tiềm năng, phẩm chất, năng lực chuyên môn của ĐNGV trong hoạt động sư phạm.

Để sử dụng ĐNGV có hiệu quả thì phải phân công công tác đúng người, đúng việc. Nếu bố trí sử dụng giáo viên hợp lý thì sẽ phát huy được những khả năng tiềm ẩn, vốn có của từng giáo viên. Thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi người quản lý cần:

Hiểu rõ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, sở trường cũng như thế mạnh của từng giáo viên từ đó bố trí đúng người, đúng việc;

Xem xét đến nguyện vọng của cá nhân và ý kiến thống nhất từ tổ bộ môn để quyết định;

Gắn chặt nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên, đảm bảo công bằng về đãi ngộ; Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định tránh sự xáo trộn quá lớn có thể gây trì trệ công việc ở một số bộ phận;

Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh việc bố trí nếu cần và để đánh giá trình độ năng lực của đội ngũ.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)