Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội của huyệ nU Minh

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội của huyệ nU Minh

Huyện U Minh được thành lập ngày 20/5/1979, được chia tách từ huyện Thới Bình. Huyện U Minh hiện có diện tích tự nhiên 77.414 ha, bằng 14,62% diện tích tự nhiên của tỉnh; địa giới hành chính được chia thành 7 xã và 1 thị trấn. Dân số 104.000 người, mật độ dân số trung bình 135 người/km2.

Huyện U Minh được hình thành trên vùng đất U Minh Hạ, nằm dọc theo tuyến sông Cái Tàu, chạy xuyên qua xóm Cái Tàu - Lâm An và Biện Nhị đến Tiểu Dừa (giáp xã Vân Khánh, huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang). Sông Cái Tàu bắt nguồn từ vùng trũng của Rừng U Minh Hạ có hình cánh cung, ngọn trổ ra biển Tây, còn Vàm Sông tiếp giáp hữu ngạn sông Ông Đốc, đổ nước vào sông này ra biển. Sông Cái Tàu với hệ thống kênh rạch xuyên sâu vào rừng tràm, xẻ thẳng vào ruột rừng chia U Minh Hạ ra từng ô với nhiều tên gọi khác nhau bám chặt vào rừng tràm rộng lớn và hùng vĩ.

Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vùng đất U Minh từng là nơi căn cứ địa cách mạng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, sau 30 năm kháng chiến, U Minh bị tàn phá bởi bom đạn, chất độc hoá học và những hậu quả do chiến tranh để lại, nhiều khó khăn, thách thức cũng không kém phần "ác liệt" như trong chiến tranh. Với truyền thống tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết nhất trí tự lực tự cường Đảng bộ và nhân dân U Minh từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiên trì xây dựng lại quê hương U Minh theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Huyện U Minh có mức tăng trưởng kinh tế ổn định; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có bước phát triển, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm đúng mức, nhất là chính sách đối với người có công và đồng bào dân tộc; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng - an ninh luôn được củng cố và giữ vững…

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Đặc biệt, lĩnh vực đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng trong những năm gần đây có sự tiến bộ vượt bậc, thể hiện qua các số liệu như sau:

Về điện: Ngoài việc xây dựng đường dây truyền tải điện công suất lớn của 02 nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn huyện trong những năm qua không ngừng được đầu tư phát triển, 100% ấp, khóm đều được sử dụng điện lưới quốc gia.

Về đường: Huyện đã xây dựng hoàn thành 323,939 km lộ giao thông nông thôn. Trong đó mặt đường láng nhựa 95,13 km, mặt đường bê tông cốt thép là 228,789 km, toàn huyện hiện có 254 cầu vĩnh cửu và bán vĩnh cửu (trong đó có 156 cây cầu thuộc đề án 1.588 cầu GTNT), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế - văn hóa của nhân dân.

Về trường học: Huyện có 42 cơ sở giáo dục

Trong đó, Ngành học mầm non: Có 9 trường, 8 điểm trường lẻ và 7 điểm trường.

Cấp tiểu học: Có 21 trường, 9 điểm trường lẻ. Cấp THCS: Có 8 trường

Trường TH - THCS: Có 4 trường

Về y tế: Hệ thống cơ sở y tế từ huyện đến xã, thị trấn không ngừng được cải thiện về cơ sở vật chất và chất lượng khám, điều trị bệnh không ngừng được nâng lên. Huyện hiện có 01 Trung tâm y tế, 08 trạm y tế và phòng khám đa khoa cấp xã. Trong đó, Trung tâm y tế huyện được đầu tư xây dựng cơ bản với quy mô trên 100 giường bệnh, 8/8 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Về thủy lợi: Toàn huyện có 7 tuyến sông, kênh trục chính, trên 250 tuyến kênh cấp I, cấp II, cấp III và kênh nội đồng. Hệ thống đê bao rừng tràm, đê sông và kênh trục đã được đầu tư nạo vét, bồi trúc phục vụ cho các nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, phòng chống cháy rừng, tiêu úng, xổ phèn; đồng thời đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đi lại bằng đường thủy của nhân dân.

Về xây dựng nông thôn mới: Đến nay, bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 13,86 tiêu chí, đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã Khánh An, xã Khánh Hòa, xã Khánh Tiến.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)