Tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề

chuẩn nghề nghiệp

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ vì chỉ có kiểm tra, đánh giá đúng mới lựa chọn và sắp xếp cán bộ hợp lý và mới sử dụng được khả năng tiềm ẩn của mỗi người.

Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó xem xét việc thực hiện nhiệm vụ được giao của từng cá nhân trong tương quan với các mục tiêu và tiêu chuẩn của tổ chức. Kích thích, động viên cán bộ, giáo viên thông qua các điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ.

Đánh giá cán bộ, giáo viên thực chất là xem xét nhân cách của họ, đây là vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị. Đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và thu thập thông tin về con người nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà người giáo viên phải làm với tư cách nhà giáo, công dân,… Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét nhằm giúp giáo viên tiến bộ và qua đó nhiệm vụ của nhà trường cũng được hoàn thành.

Việc kiểm tra, đánh giá còn ảnh hưởng đến uy tín của người lãnh đạo. Đánh giá đúng, chính xác thì sẽ là nguồn kích thích, động viên cán bộ, giáo viên nâng cao hiệu quả công tác, uy tín người lãnh đạo tăng. Ngược lại, kiểm tra, đánh giá sai lệch, thiên vị, không công bằng làm cho uy tín lãnh đạo giảm, cán bộ, giáo viên thì chán nản, không tập trung trong công việc, ảnh hưởng đến tâm lý và không khí làm việc của tập thể.

Hiệu quả đánh giá phụ thuộc vào nghệ thuật đánh giá. Tiêu chuẩn đánh giá phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn trong văn bản Nhà nước và văn bản của bản thân các trường. Tiêu chuẩn cơ bản nhất trong đánh giá là sự công tâm.

1.4.5. Tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nghề nghiệp

ĐNGV được hưởng đầy đủ các đãi ngộ của nhà nước đối với cán bộ, công chức nói chung như: Chính sách về tiền lương, chế độ nghỉ lễ, phép, ốm đau, thai sản, được học tập,

bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Luật Giáo dục sửa đổi (2019) đã chỉ rõ: Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ [11].

Trong phát triển ĐNGV, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng chỉ rõ: cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, CBQL giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, CBQL giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ở bậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học.

Việc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản Nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng, đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước nhiệm vụ của mình trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. Mỗi một nhà trường đều có quy định, chuẩn riêng để duy trì nề nếp, trật tự, kỷ cương của trường mình. Người làm tốt thì được khen thưởng, người vi phạm sẽ bị kỷ luật. Việc khen thưởng và kỷ luật chính xác sẽ tạo nên sự công bằng trong tập thể và sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao. Khen thưởng kịp thời sẽ có tác dụng động viên mọi thành viên trong tập thể phấn đấu. Kỷ luật nghiêm minh sẽ tạo nên nề nếp kỷ cương cho tập thể.

Người quản lý cần đảm bảo cho mỗi thành viên được hưởng quyền lợi chính đáng, đồng thời cũng thấy rõ được bổn phận và trách nhiệm của mình trong tập thể.

Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họ tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại. Vì vậy, trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên cần phải rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, CBQL giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp, có chính sách và quy định cụ thể thu hút các trí thức, cán bộ khoa học có trình độ cao...

khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức. Mỗi khâu là một mắt xích của quá trình, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, sự vận hành của quá trình được bảo đảm bởi các điều kiện vật lực và tài lực. Có thể được biểu thị qua sơ đồ hoá sau:

Các điều kiện đảm bảo

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các khâu trong phát triển ĐNGV

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)