Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước về bồi dưỡng ĐNGV ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡngGV TH theo CNN như: Các Nghị quyết Đại hội Đảng từ sau đổi mới (1986) đến nay đều luôn khẳng định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển đã trở thành quan điểm phổ biến trong việc hoạch định chính sách của Đảng và chính quyền các cấp. “Phát triển giáo

Quy hoạch

Tuyển chọn Đào tạo, bồi dưỡng

Sử dụng Đánh giá

dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Chiến lược phát triển giáo dục 2020-2025 của Huyện, trong phần mục tiêu chung đã xác định: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy-học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010”, mục tiêu tổng quát nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [9].

1.5.1.2. Chính sách phân cấp quản lý giáo dục của nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, của ngành: cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, quản lý ngành thể hiện ra qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mâu thuẫn triệt tiêu lẫn nhau sẽ gây rất nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác bồi dưỡng ĐNGV. Đặc biệt một điều thường thấy là các văn bản được ban hành để giải quyết các hiện tượng của thực tiễn, nghĩa là nó ra đời sau thực tiễn, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng văn bản bị lạc hậu so với thực tiễn. Điều này ảnh hưởng đặc biệt nhạy cảm với công tác quản lý GV, vì đây là việc quản lý những con người có tri thức cao so với mặt bằng dân trí.

Hiện nay, các chính sách về đãi ngộ chưa được tương xứng, vì vậy việc duy trì ĐNGV ở vùng sâu, vùng khó khăn đủ về số lượng và bồi dưỡng đảm bảo về chất lượng trong giai đoạn này là vô cùng khó khăn. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, phát triển, bồi dưỡng đội ngũ GVTH theo CNN của các địa phương vùng sâu, vùng xa.

1.5.1.3. Những thành tựu của khoa học và công nghệ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phát triển GV TH theo CNN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận cho thấy những thành tựu của khoa học và công nghệ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bồi dưỡng GVTH theo CNN. Bởi thành tựu của

khoa học và công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng và nhân tố này đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bồi dưỡng GVTH theo CNN để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục ở địa phương.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)