Thực trạng việc tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 65 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Thực trạng việc tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn

theo chuẩn nghề nghiệp

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển chất lượng ĐNGV chưa được thực hiện có nền nếp, chưa có thang chuẩn với các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả phát triển ĐNGV. Chưa có nội dung, phương pháp đánh giá thống nhất cho các trường trong Huyện vì vậy, tạo ra kết quả khác nhau trong đánh giá giáo viên giữa các trường. Việc đánh giá ở một số trường còn mang tính hình thức, nâng đỡ là chính nên chưa phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên. Có 16,66% ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV chưa được tiễn hành thường xuyên và mang lại hiệu quả thấp.

Công tác thanh kiểm tra, kiểm tra chưa được coi trọng thường xuyên, một số mảng công việc chưa được quan tâm đúng mức: Công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý chuyên môn, đề bạt bổ nhiệm cán bộ chưa theo quy hoạch. Công tác điều tra khảo sát, tổ chức hội thảo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh chưa được coi trọng. Năng lực của các tổ trưởng chuyên môn trong quản lý, phát triển ĐNGV còn nhiều hạn chế, các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ nặng về thủ tục hành chính kiểm tra sự vụ.

2.4.5. Thực trạng việc tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện chế độ, chính sách phát triển ĐNGV mới chỉ thu hút nguồn giáo viên trong biên chế, còn đối với giáo viên chưa vào biên chế hoặc giáo viên đã có trình độ đào tạo sau đại học thì chưa có chính sách đãi ngộ thoả đáng. Chính vì vậy mà chỉ có đến 58,0% số người được hỏi cho rằng chính sách phát triển ĐNGV đang thực hiện đã phát huy được hiệu quả. Thực tế đó cho thấy, để phát triển được ĐNGV; CBQL các cấp ở các trường tiểu học cần phải quan tâm, tính toán, điều chỉnh chế độ, chính sách hợp lý, từ đó mới có thể thu hút được những người có năng lực, có trình độ về phục vụ lâu dài cho nhà trường.

Trước những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách phát triển ĐNGV và có đãi ngộ phù hợp trong đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng ĐNGV; chúng tôi cho rằng, trong công tác quản lý cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, khai thác các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục - đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập chất lượng cao của nhân dân.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện U Minh

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)