Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm

Nhằm khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo chuẩn nghề nghiệp.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm cả tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo chuẩn nghề nghiệp mà đề tài đã đề xuất.

3.3.3. Cách thức tiến hành khảo nghiệm

Khảo nghiệm được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu; trưng cầu ý kiến bằng phiếu và tổng kết kinh nghiệm phát triển ĐNGV tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo chuẩn nghề nghiệp.

Phiếu trưng cầu ý kiến ghi rõ các biện pháp, mỗi biện pháp đều được hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi. Để hỏi về tính cấp thiết có 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết; về tính khả thi có 3 mức độ: rất khả thi, khả thi và không khả thi. Sau đó dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu.

3.3.4. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp với 150 người; bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn Huyện.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất được thể hiện ở bảng 3.1. dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Thứ bậc (mi ) SL % SL % SL %

1 Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học của Huyện

146 97,33 4 2,66 0 0,00 2

2 Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV

148 98,66 2 1,33 0 0,00 1

TT Các biện pháp Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Thứ bậc (mi ) SL % SL % SL %

tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp

4 Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV 144 96,0 4 2,66 2 1,33 3 5 Thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo động lực phát triển ĐNGV 142 94,66 4 2,66 4 2,66 4

Từ kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết được thể hiện ở bảng 3.1. chúng ta nhận thấy:

Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất trong phát triển đội ngũ giáo viên là rất cao, tất cả các biện pháp đều nhận được sự đánh giá từ 94,66% trở lên cho rằng rất cấp thiết. Trong đó biện pháp "Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu đội ngũ giáo viên " nhận được sự đánh giá về tính cấp thiết cao nhất với 98,66 và biện pháp "Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học của Huyện" nhận được sự đánh giá về tính cấp thiết đứng thứ hai với 97,33%. Khi trao đổi về vấn đề này, một số CBQL phòng GD&ĐT Huyện cho rằng việc tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên không chỉ tạo lên sự phù hợp về cơ cấu mà còn là yếu tố quan trọng để xây dựng kế hoạch bổ sung giáo viên đúng với nhu cầu. Mặt khác, tuyển chọn đội ngũ giáo viên là vấn đề nhạy cảm, nếu không tổ chức chặt chẽ, khoa học, đúng quy định sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp, tạo dư luận xấu; không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục Huyện mà cả các cơ quan chức năng liên quan.

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất được thể hiện ở bảng 3.2. dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp

Tính khả thi Khả thi

cao Khả thi Không khả thi

Thứ bậc (ni) SL % SL % SL %

1 Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học của Huyện

146 97,33 4 2,66 0 0,00 1

2 Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV

146 97,33 2 1,33 2 1,33 2

3 Thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp

144 95,99 6 4,00 0 0,00 3

4 Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV

142 94,66 6 4,00 2 1,33 5

5 Thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên

144 96,00 4 2,66 2 1,33 4

Thông qua kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất được thể hiện ở bảng 3.2. chúng ta nhận thấy:

Các ý kiến đều đánh giá cao về tính khả thi của 5 biện pháp; trong đó biện pháp "Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học của Huyện" nhận được sự đánh giá cao nhất với 97,33% cho là rất khả thi và 2,66% cho là khả thi. Qua kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu CBQL các nhà trường nắm được quan điểm chỉ đạo của UBND Huyện và cơ quan chức năng, chủ động nắm bắt tình hình thì việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên sẽ phù hợp và mang tính khả thi cao. Trao đổi về vấn đề này, chuyên viên phòng Nội vụ cho rằng, nếu thường xuyên có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ thì việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên sẽ phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học của Huyện cả trước mắt và lâu dài. Một số

CBQL thì cho rằng, hiện nay việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của các trường tiểu học được thực hiện dân chủ hơn; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, các cơ quan quản lý sâu sát và thiết thực hơn.

Biện pháp "Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giáo viên " nhận được sự đánh giá về tính khả thi thấp nhất với 94,66% cho rằng rất khả thi, 4,00% cho rằng khả thi và 1,33% cho rằng không khả thi. Như vậy, với biện pháp này có nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về tính khả thi khi thực hiện trong thực tiễn. Qua trao đổi chúng tôi nhận thấy, một bộ phận CBQL cho rằng việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả phát triển đội ngũ giáo viên khó tổ chức hội nghị ở cấp trường; có chăng, đó phải là sự phối hợp tổ chức giữa phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT do UBND Huyện chủ trì vì phát triển ĐNGV liên quan đến trách nhiệm của nhiều lực lượng khác nhau.

Để hình dung rõ hơn về kết quả khảo nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất thể hiện thông qua biểu đồ 3.3. dưới đây:

Biểu đồ 3.1. So sánh tính cấp thiết và tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Tuy nhiên, trên đây chỉ là phân tích số liệu ở mức độ thông thường và những ý kiến trao đổi với các CBQL các cấp có liên quan. Để đánh giá khách quan hơn về sự tương quan giữa tính cấp thiết với tính khả thi của các biện pháp. Chúng tôi sử dụng công thức Spearman trong toán học thống kê để phân tích kết quả về mặt định lượng.

92 93 94 95 96 97 98 99 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính cấp thiết Tính khả thi

Theo công thức :

[32,

Trong đó: * r là hệ số tương quan; * n là số biện pháp đã đề xuất;

* D là hệ số chênh lệch giữa thứ hạng của tính cấp thiết và tính khả thi. (D được tính bằng hiệu số mi - ni.)

Với điều kiện:

Nếu r > 0 (r có giá trị dương) thì tính cấp thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi.

Trong đó, nếu r dương và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1) thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ.

Nếu r < 0 (r có giá trị âm) thì tính cấp thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp có thể cấp thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại, khả thi nhưng không cấp thiết.

Thay các giá trị ở bảng 3.1. và 3.2. vào công thức trên ta có: r = 0,50

Đối chiếu kết quả và điều kiện cho phép ta thấy r có giá trị dương. Như vậy, hệ số tương quan trên là thuận, điều đó cho phép khẳng định các biện pháp đã đề xuất vừa mang tính cấp thiết, vừa có tính khả thi tương đối cao và phù hợp với thực tiễn.

Tóm lại, từ sự phân tích kết quả khảo nghiệm về mặt định tính và định lượng cho phép khẳng định, các biện pháp đã đề xuất là hợp lý, nếu quá trình thực hiện vận dụng một cách sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của Huyện trong những năm tới đây.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, chúng tôi đã xác định các yêu cầu và đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm:

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học của Huyện;

Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV tiểu học ở các trường;

Thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp;

Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giáo

6∑D2

r = 1- n(n2-1)

viên;

Thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm; thông qua phân tích kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đã đề xuất là phù hợp với thực tiễn, có sự tương quan thuận với nhau.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo CNN, chúng tôi đã xác định các yêu cầu và đề xuất 5 biện pháp phát triển ĐNGV tiểu học theo CNN của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm:

Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học của huyện.

Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp về cơ cấu ĐNGV TH ở các trường.

Thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp.

Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV theo CNN.

Thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên theo CNN về mọi mặt. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm; thông qua phân tích kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đã đề xuất là phù hợp với thực tiễn, có sự tương quan thuận với nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và sự thành công của đổi mới giáo dục. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT và các địa phương đã tập trung các nguồn lực để thực hiện đổi mới giáo dục mà đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quan trọng trực tiếp quyết định sự thành công. Vì thế, để thực hiện được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có chất lượng cao là tất yếu khách quan; đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của nhà quản lý giáo dục các cấp.

Về tính kế thừa và tính mới của luận văn: tìm hiểu tổng quan có liên quan đến đề tài cho thấy phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghê nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu ở một số góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa thấy hướng nghiên cứu độc lập nào thể hiện rõ vai trò tự quản, chủ động của cán bộ quản lý cấp cơ sở (Phòng GD-ĐT) trong quá trình quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Luận văn đã đi sâu khai thác chức năng phát triển đội ngũ giáo viên theo CNN một cách cụ thể, tường minh.

Quá trình nghiên cứu lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về khoa học quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, một trong những nội dung thành phần quan trọng và cấp thiết của quản lý nhà trường và quản lý nguồn nhân lực giáo dục để phát triển đội ngũ giáo viên theo theo chuẩn nghề nghiệp, làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Đây là những văn bản pháp lý có tính định hướng; vừa có tính định lượng; đồng thời là cơ sở khoa học để mỗi nhà giáo, mỗi cơ sở giáo dục và nhà quản lý các cấp sử dụng để đo trình độ, năng lực của mỗi giáo viên; làm căn cứ để phát triển đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Luận văn cũng đã xác định những nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh theo chuẩn nghề nghiệp.

1.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy:

Thông qua khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được;

việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh những năm qua còn nhiều hạn chế, khuyết điểm; xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.

Luận văn đã đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Do vậy cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của yếu tố này, từ đó đề xuất biện pháp cấp thiết, khả thi nhằm tăng cường hiệu quả quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm các biện pháp đề xuất đã bước đầu khẳng định tính cấp thiết, tính thuyết phục và hiệu quả của biện pháp này đối với công tác phát triển ĐNGV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, từng bước cải thiện chất lượng GV

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)