Thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

mọi mặt cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Muốn ĐNGV phát triển về chất lượng thì nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, cá biệt hoá với từng đối tượng. Phải khảo sát, đánh giá về phẩm chất, năng lực của từng người một cách khoa học để có nội dung bồi dưỡng thích ứng. Phải có chính sách quan điểm đúng đắn trong phát triển giáo viên giỏi để xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn cho các bộ môn và chuẩn bị cán bộ kế cận cho các đơn vị quản lý của trường. Có hai hình thức bồi dưỡng và đào tạo chủ yếu: Bồi dưỡng ngay trong quá trình công tác và cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng tập trung trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên đào tạo và bồi dưỡng có hiệu quả nhất là tự đào tạo và tự bồi dưỡng.

Giáo viên được coi là đối tượng ưu tiên khi thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước (chế độ đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, thi chuyển ngạch…). Trên thực tế vấn đề này cũng đã được các trường quan tâm; tuy nhiên khi thực hiện còn dè dặt, chưa tạo lực đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của ĐNGV thực hiện công việc chuyên môn đạt chất lượng cao hơn.

* Mục tiêu của biện pháp:

Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phải thiết thực và phục vụ cho chính công tác giảng dạy của giáo viên hoặc những công việc sẽ đảm nhận sau này, tránh tình trạng bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức hợp lý hoá về trình độ đào tạo.

Bồi dưỡng ĐNGV nhằm phát triển đội ngũ đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên; nâng cao về trình độ, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phải góp phần phát triển trình độ chung của ĐNGV; đồng thời phát triển năng lực chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong nhà trường và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên giỏi.

Việc bồi dưỡng để phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp tiểu học, cập nhật kiến thức mới, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tạo cho họ luôn có động cơ đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

* Nội dung của biện pháp:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để củng cố, phát triển phẩm chất và trình độ chuyên môn cho ĐNGV

nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn trình độ đại học cho các giáo viên chưa tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc giáo viên đã tốt nghiệp đại học khác nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về quốc phòng - an ninh cho giáo viên bộ môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật;... Tạo điều kiện đào tạo trên chuẩn cho ĐNGV, phấn đấu đến năm 2025 có 10% giáo viên tiểu học có trình độ thạc sĩ.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về tin học và ngoại ngữ (tiếng Anh) cho ĐNGV tiểu học theo Đề án 04/ĐA-HU để giáo viên có thể sử dụng trong giảng dạy, khai thác và cập nhập thông tin trong việc tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm cho ĐNGV.

Do tình trạng thiếu giáo viên nên các trường phải tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau làm giáo viên giảng dạy, nhiều người không được đào tạo trong trường sư phạm, mặc dù có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhưng thực tế trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm còn nhiều hạn chế. Mặt khác, ĐNGV các trường tiểu học huyện U Minh phần lớn là giáo viên trẻ, nên lực lượng này cần được bồi dưỡng nhiều về năng lực sư phạm mới đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo dục hiện nay.

Nội dung cần được bồi dưỡng là các vấn đề mà giáo viên gặp khó khăn trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học như:

Kế hoạch hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV theo từng năm; bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức; bồi dưỡng trình độ, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ; bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học; bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ khác.

- Tổ chức bồi dưỡng các nội dung bổ trợ cho các giáo viên còn yếu.

Bồi dưỡng đổi mới cách thức đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại, khai thác và sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến và kinh nghiệm giảng dạy theo hướng tập trung vào bộ môn chuyên ngành của giáo viên.

- Bồi dưỡng giáo viên đầu đàn và kế cận làm lực lượng nòng cốt để phát triển ĐNGV của nhà trường.

Bồi dưỡng ĐNGV đầu đàn trong các trường nhằm tạo ra những giáo viên có chuẩn năng lực nghề nghiệp ở mức độ cao, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, là lực lượng nòng cốt để phát triển khả năng tổ chức các hoạt động

chuyên môn, nghiên cứu khoa học ở mức độ tổ hoặc cao hơn, đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục của nhà trường.

Hiện nay, việc phát triển ĐNGV đầu đàn và kế cận là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường tiểu học thuộc huyện U Minh, do ĐNGV đầu đàn trong các trường hiện nay còn bất cập cả về số lượng, cơ cấu, năng lực tổ chức, quản lý chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhà trường trong giai đoạn mới.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

Nhà trường cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về: tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ và các yếu tố tạo nên chất lượng đội ngũ, gồm: Số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, trình độ;… tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện nay. Tuyên truyền, vận động giáo viên tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng; đặc biệt động viên, khuyến khích những giáo viên trong quy hoạch đi đào tạo nâng chuẩn.

Hiệu trưởng các trường cần xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV (kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có tầm chiến lược phát triển của nhà trường) với mục tiêu xác đáng, khả thi; xác định được đúng các đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng; đặc biệt chú ý đào tạo những giáo viên giỏi trở thành các mũi nhọn nòng cốt.

Các nhà trường cần xác định chỉ tiêu về số lượng cử nhân, thạc sĩ, các chức danh quản lý để xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV. Có phương án lựa chọn, cử giáo viên, CBQL, cán bộ kế cận đi đào tạo nâng cao trình độ; đồng thời có chế độ tài chính thích hợp hỗ trợ người đi học. Những giáo viên được cử đi đào tạo sau đại học phải thực sự có đủ năng lực và phẩm chất để sau khi được đào tạo có thể phát huy tác dụng tích cực trong công tác giảng dạy và quản lý của nhà trường.

Nhà trường cần tổ chức đa dạng các nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV. Hàng năm, cử giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ngành tổ chức; tham dự hội thảo khoa học trong và ngoài trường; hoặc cử đi đào tạo sau đại học để phát triển trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm…

Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên cũng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có thể bồi dưỡng theo tổ nhóm chuyên môn, hình thức bồi dưỡng theo mô hình “liên tổ” trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi dưỡng. Chẳng hạn, để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên bộ môn Tin học có nhiều ưu thế hơn trong trường. Một tổ tự nguyện giúp đỡ nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáo viên bộ môn Tin học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáo viên đang còn hạn chế về sử dụng máy tính trong dạy học.

đẩy nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Trong năm học, mỗi giáo viên đứng lớp phấn đấu có sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện có nền nếp công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất để đánh giá tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực thực tế của giáo viên, đặc biệt với giáo viên đăng ký giáo viên giỏi. Phân công nhiệm vụ cho các trường có thành tích cao và có chất lượng giáo dục tốt giúp đỡ các trường còn hạn chế về chất lượng quản lý và chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)