Thực trạng về tổ chức quy hoạch sàng lọc, tuyển chọn và sử dụng độ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng về tổ chức quy hoạch sàng lọc, tuyển chọn và sử dụng độ

ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu theo chuẩn nghề nghiệp

Mặc dù công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV của các nhà trường đã được quan tâm, nhưng ở một số trường tổ chức tuyển dụng và sử dụng ĐNGV chưa hợp lý. Có 15,33% ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên các trường tiểu học tỏ ra phân vân về quy trình tổ chức tuyển dụng và sử dụng ĐNGV; cũng ở nội dung này, có 13,33% số ý kiến cho rằng thực hiện kém hiệu quả. Những hạn chế, khuyết điểm trên làm ảnh hưởng đến việc phát huy thế mạnh của ĐNGV (số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy nâng cao và bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít, chủ yếu là giáo viên lớn tuổi) trong thực hiện công việc chuyên môn. Số lượng giáo viên hiện nay vẫn còn thiếu cho nên một số giáo viên vẫn phải dạy nhiều hơn so với mức quy định. Công tác đêìu động, bổ nhiệm có những thời điểm chưa kịp thời; việc luân chuyển giáo viên các trường tiểu học chưa thường xuyên.

2.4.3. Thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Công tác đào tạo bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn cho ĐNGV còn bộc lộ nhiều bất cập. Chất lượng ĐNGV có những mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều giữa các trường, các bộ môn. Việc đào tạo nâng chuẩn; bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ chưa được chú trọng đúng mức. Số lượng giáo viên đi học trên chuẩn hàng năm rất ít; số lượng giáo viên được bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ hàng năm còn hạn chế. Chỉ 53,33% số người được hỏi cho rằng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để phát triển năng lực, trình độ chuyên môn cho ĐNGV là có hiệu quả. Có tới 46,66% ý kiến tỏ ra phân vân và cho rằng công việc này chưa mang lại hiệu quả cao. Điều đó cho thấy, việc tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để phát triển chất lượng ĐNGV có những mặt chưa phù hợp, cần nghiên cứu để tổ chức hợp lý, khoa học hơn.

Thực tế cho thấy, trình độ ngoại ngữ và tin học của phần lớn giáo viên thấp nên khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức về giáo dục trong nước và quốc tế rất hạn chế; khả năng ứng dụng những tiện ích của công nghệ thông tin vào dạy học gặp khó khăn; vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và xu thế hội nhập quốc tế. Trong khi đó, công tác tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của giáo viên còn hình thức, chưa thiết thực, hiệu quả không cao. "Một số giáo viên chưa thực sự cố gắng phấn đấu rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành"[12].

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)