8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Thực trạng về yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề
Công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV tiểu học đã quan tâm, "Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, dự nguồn ngành GD&ĐT huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo chỉ đạo của Huyện uỷ. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý học tập với các nội dung về quản lý tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trong trường học"[12].
Trong từng năm học các trường và ngành giáo dục đã lập kế hoạch tuyển chọn, phát triển đội ngũ giáo viên; đồng thời từng bước xây dựng được kế hoạch chiến lược và quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn trung hạn 3 - 5 năm hay 5 - 10
năm. Bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng Đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có mà lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng nhà trường thường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, số học sinh đào tạo trong năm, số lượng đội ngũ giáo viên hiện có, các điều kiện về cơ sở vật chất,... để lập kế hoạch bổ sung giáo viên cho năm học mới. Việc lập kế hoạch đã vận dụng một cách khéo léo giữa hai mô hình quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, đó là:
Mô hình phát triển đội ngũ giáo viên từ trên xuống dưới, trong đó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu, thiết kế thực hiện và đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên trên cơ sở kế hoạch của nhà trường; từ đó vạch ra các biện pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên.
Mô hình phát triển đội ngũ giáo viên từ dưới lên trên, trong đó, cá nhân và tập thể các tổ chuyên môn chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế và nhu cầu phát triển của từng cá nhân, tổ chuyên môn. Từ đó tự đề ra nhu cầu và tham gia tự giác vào quá trình phát triển đội ngũ giáo viên dưới sự quản lý của lãnh đạo nhà trường.
Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên được coi trọng nhằm phát triển về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong hệ thống các trường tiểu học. Việc thực hiện tuyển chọn đội ngũ được thực hiện theo quy trình các bước sau:
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành đề xuất việc tuyển chọn giáo viên còn thiếu, báo cáo phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ và UBND huyện. Việc tuyển chọn chủ yếu là dành cho các giáo sinh mới ra trường về làm công tác giảng dạy hợp đồng thử việc tại trường. Số lượng giáo viên được tuyển chọn làm công tác giảng dạy hợp đồng thường bằng hoặc ít hơn số lượng giáo viên cần tuyển dụng, hầu như không tuyển dôi dư do nguồn kinh phí chi trả có hạn.
Bên cạnh nguồn tuyển dụng mới, đặc thù U Minh là vùng sâu, có chính sách ưu đãi nên nhiều giáo viên từ các địa phương khác trong cả nước có nguyện vọng chuyển công tác đến. Đây cũng là một điều kiện tốt để tiếp nhận những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giúp các bạn đồng nghiệp mới chuyển về nhanh chóng hoà nhập với công việc tập thể mới.
Công tác tuyển dụng viên chức nhà nước được tiến hành theo quy định của Liên Sở GD&ĐT - Sở Nội vụ và quy định của huyện. Việc tiến hành tuyển dụng mà diễn ra từng đợt theo quy định của UBND huyện [8].
cả hai tuỳ theo từng trường, từng bộ môn.
Thực tế hiện nay công tác tuyển chọn ĐNGV còn nhiều bất cập. Các trường học là nơi trực tiếp sử dụng ĐNGV nhưng lại không được quyền tuyển dụng mà chỉ tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức vì thế có những bất cập trong đội ngũ, có những giáo viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, vẫn bố trí giảng dạy, có bộ môn giáo viên thừa ở trường này lại thiếu ở trường khác.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV được tiến hành thường xuyêngiúp cho giáo viên cập nhật được kiến thức mới để đáp ứng được yêu cầu mới về nội dung, phương pháp dạy học. Trong những năm qua, các nhà trường đã "Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Tập huấn cho trên 200 lượt cán bộ, giáo viên học tập về kỹ năng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý trong nhà trường theo kế hoạch đề án của Huyện uỷ". Kết quả 100% giáo viên đã được bồi dưỡng theo kế hoạch nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành [12].
Việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ; bồi dưỡng đổi mới giáo dục phổ thông, bồi dưỡng thay sách được thực hiện theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trường là đơn vị thực hiện.
Nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đã tập trung vào: "Bồi dưỡng về quy chế hành chính chuyên môn; bồi dưỡng về nội dung, chương trình và SGK mới; bồi dưỡng nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo nhà trường; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học; bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng cách sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học; bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm; báo cáo chuyên đề và viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy".
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện tương đối đa dạng, đã tổ chức các lớp nâng cao trình độ học theo chương trình quy định của trường đại học, học tập trung hoặc vừa học, vừa làm; các lớp bồi dưỡng tổ chức theo bộ môn học tập trung tại Sở hoặc bồi dưỡng tại các đơn vị theo nội dung quy định. Tổ chức học tập bồi dưỡng tại các trường thông qua các tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt chuyên đề theo tổ nhóm; thao giảng trên lớp, hội giảng, dự giờ rút kinh nghiệm; hội thảo khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm,... Tổ chức, tạo điều kiện để giáo viên tự bồi dưỡng thông qua hoạt động dự giờ, tự nghiên cứu tài liệu,...
Nhìn chung, các trường đã chú trọng bồi dưỡng cho các giáo viên chưa đủ chuẩn bằng cách tham đào tạo đạt chuẩn. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ: đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới được các nhà trường chú trọng. Các trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học, đổi mới phương pháp dạy - học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học vào dịp nghỉ hè. Cử CBQL, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn chuyên môn đầu năm do Sở GD&ĐT tổ chức. Nhà trường khuyến khích giáo viên tự học tự bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên dạy giỏi, thảo luận chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy - học, dự giờ đồng nghiệp…
Việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm “đúng người, đúng việc”, “đúng chuyên môn, đúng khả năng”, không những đã phát huy được hết năng lực của đội ngũ giáo viên mà còn làm cho môi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy và hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của trường đề ra.
Các trường đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác và sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có thông qua việc thường xuyên kiểm tra, thanh tra, đánh giá từng năm, từng học kỳ từ tổ chuyên môn đến từng giáo viên nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp hiệu quả trong việc điều chỉnh sắp xếp, lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên của trường.
Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giáo viên được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Hàng năm, cứ sau một học kỳ, các trường thường tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, các trường cũng xây dựng phiếu đánh giá của học sinh đối với giáo viên của các môn. Với quan điểm kiểm tra toàn diện, đánh giá công bằng, khách quan nhằm đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên để có những phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên.
Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của ĐNGV; kiểm tra giáo án, hồ sơ chuyên môn của đội ngũ giáo viên; kiểm tra hồ sơ công tác chủ nhiệm của đội ngũ giáo viên; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy của đội ngũ giáo viên; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên.
Nhìn chung, trong những năm qua, việc đánh giá, xếp loại giáo viên của các trường thuộc sự quản lý của huyện U Minh về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên. Qua kiểm tra đã làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên. Thông qua đó giúp
Hiệu trưởng các trường bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả.
Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia về kiến thức, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ của ĐNGV
TT
Đánh giá về kiến thức, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ của ĐNGV Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Nắm vững kiến thức cơ bản, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học.
85 56,66 45 30,00 15 10,00 5 3,33
2
Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh 60 40,00 52 34,66 33 22,00 5 3,33 3 Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
45 30,00 74 49,33 19 12,67 14 9,33
4
Kiến thức về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương nơi công tác.
30 20,00 65 43,33 48 32,00 7 4,66
5
Tinh thần, khả năng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
75 50,00 35 23,33 42 28,00 8 5,33
6
Tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và hiệu quả.
TT
Đánh giá về kiến thức, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ của ĐNGV Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 7 Lập kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học hiệu quả. 44 29,33 56 37,33 40 26,66 10 6,66 8 Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức phối hợp các hoạt động giáo dục 61 40,66 46 30,66 30 20 3 2,00
Mặc dù đã được quan tâm bồi dưỡng nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay chưa đồng đều; số giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi còn ít, một số giáo viên cao tuổi ngại đổi mới phương pháp, chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin. Qua trao đổi với hiệu trưởng một số trường, chỉ khoảng 45,0% đến 50,0% giáo viên có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn đào tạo từ cử tuyển và các lớp tạo nguồn năng lực chuyên môn cũng như khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của các trường.
Hầu hết các tiêu chí mức trung bình chiếm tỷ lệ còn cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên phải có sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Còn 6,48% số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Đây là những trường hợp đã cao tuổi, không có nhiều điều kiện học tập nâng cao bằng cấp nhưng vẫn gắn bó với nghề và có nhiều kinh nghiệm.
Theo đánh giá xếp loại năng lực chuyên môn của các trường, còn 1,51% số giáo viên xếp loại đạt do trình độ kiến thức hoặc kỹ năng sư phạm còn hạn chế. Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm còn hạn chế, do tuổi cao, sức khoẻ yếu chưa cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn do đó chưa đáp ứng được yêu cầu thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy. Theo đánh giá của các chuyên gia và cán bộ quản lý các nhà trường, có 10,0% số giáo viên nắm kiến thức cơ bản, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học ở mức độ trung bình và 3,33% ở mức độ yếu. Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, có 22,0% được đánh giá ở mức độ trung bình và 3,33% ở mức độ yếu. Đặc biệt việc lập kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học của giáo viên hiệu quả
thấp, có 26,66% cán bộ quản lý các nhà trường đánh giá nội dung này ở mức độ trung bình và 6,7% đánh giá ở mức độ yếu.
Về phẩm chất chính trị, tư tưởng; đạo đức lối sống và chấp hành quy chế, quy định của Ngành. Theo đánh giá của cán bộ quản lý các nhà trường và của các chuyên viên phòng GD&ĐT Huyện, lập trường tư tưởng, chính trị và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước ở một bộ phận giáo viên còn hạn chế, có 2,0% số ý kiến đánh giá nội dung này ở mức độ trung bình. Có 4,0% số người được hỏi cho rằng ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành quy định của ngành; nội quy, quy định của nhà trường và ý thức kỉ luật lao động của một số giáo viên chưa cao.
Mặc dù phẩm chất đạo đức tốt, lối sống của đội ngũ giáo viên tiểu học được đánh giá là trong sáng, lành mạnh. Tuy nhiên, có 5,34% số ý kiến cho rằng ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự phê bình và phê bình của một bộ phận giáo viên còn thấp. Do những chuẩn mực đạo đức xã hội, ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện phải hội tụ ở người thầy thì mới giúp học sinh phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách; vì thế, trong công tác quản lý cần phải có những biện pháp phù hợp hơn để giúp giáo viên hoàn thành sứ mệnh "trồng người" cao cả.