Vai trò và mục tiêu của dạy học Mĩ thuậtở trườngTiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Vai trò và mục tiêu của dạy học Mĩ thuậtở trườngTiểu học

- Vai trò của dạy học Mĩ thuật:

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông, đó là quá trình hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hoà cho người được giáo dục.

Mĩ thuật là môn học bắt buộc trong chương trình Tiểu học. Kết quả học tập Mĩ thuật của học sinh được dùng để đánh giá, xếp loại học sinh hàng năm. Môn học được thực hiện theo qui định và phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Các lớp ở bậc tiểu học có thể coi là quan trọng nhất trong việc đào tạo một con người, vì tiểu học là bước đầu của việc giáo dục. Lúc này các em còn bở ngỡ và ngây thơ, chưa cảm nhận được sự rõ nét, cùng với các môn khác. Mĩ Thuật cũng đã đưa vào chương trình học cho các em từ rất sớm. Mĩ Thuật cùng với các môn khác góp phần hình thành con người đủ các phẩm chất: đức, trí, lao, thể, mĩ. Mĩ còn là thị hiếu nhu cầu về cái đẹp, mà có hành vi đẹp, cử chỉ đẹp. Mĩ Thuật có vị trí rất lớn, góp phần tác động qua lại giữa các môn học. Các môn học Tự nhiên hình thành cho các em tư duy tính toán, các môn học xã hội giúp em hiểu biết thêm về cuộc sống. Còn riêng môn Mĩ Thuật nó tạo cho các em hình thành được tình cảm, tâm tư của mình. Môn Mĩ Thuật

không đơn thuần được đưa vào cho các em học cho có mà nó tạo tiền đề cho các em xác định bản thân mình, những gì mình yêu quý, những gì mình mơ ước được thể hiện tất cả trong tranh vẽ của các em, các em nhận thức được sự hứng thú trong vẽ tranh, nó mang lại sự bao dung rõ nét hơn trong tranh của mình.

Nói chung bộ môn Mĩ Thuật sẽ gắn kết với các em trong cuộc sống, Mĩ Thuật cũng là tất cả những gì các em thấy trong cuộc sống hằng ngày và được vẽ lên tranh của các em, Mĩ Thuật là nghệ thuật. Nghệ thuật của cái đẹp cái hay của cuộc sống, của xã hội và cả dân tộc.

Môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ mục tiêu chung đối với giáo dục Tiểu học, mục tiêu cụ thể của môn Mĩ thuật là nhằm giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, có những hiểu biết cơ bản, cần thiết để hoàn thành được bài tập theo chương trình đào tạo, có hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Từ đó học sinh có kỹ năng quan sát, nhận xét nhằm phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo. Học sinh thực hành được các bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và phân tích sơ lược một số nội dung, hình thức nghệ thuật của các tác phẩm của mĩ thuật Việt Nam và thế giới trong sách giáo khoa [5].

Hoạt động dạy học môn Mĩ thuật là một quá trình sư phạm, có mục đích, có tổ chức và được kiểm tra chặt chẽ thông qua hệ thống các hoạt động, những phương pháp và phương tiện giáo dục nhằm rèn luyện, hình thành và hoàn thiện cho người học năng lực cảm thụ, hiểu biết và đánh giá đúng cái đẹp.

- Mục tiêu của dạy học Mĩ thuật:

Mục tiêu của Chương trình môn Mĩ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Trong đó Mục tiêu ở cấp tiểu học là Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp củasản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

1.3.3. Nội dung chương trình môn Mĩ thuật ở tiểu học Nội dung giáo dục cốt lõi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)