Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức cho CBQL, GV vàHS về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 77 - 79)

1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônMĩ thuật

3.2.1. Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức cho CBQL, GV vàHS về

a) Mục đích của biện pháp

Dạy học môn Mĩ thuật tại trường TH có vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em nhận thức được cái đẹp, yêu cái đẹp và biết

sáng tạo ra cái đẹp. Hình thành nhân cách cho người học, biết yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người, yêu cuộc sống, xây dựng nên con người mới xã hội chủ nghĩa có đủ Đức- Trí-Thể-Mĩ. Vì vậy với vai trò trách nhiệm của nhà quản lý nhà trường phải có các biện pháp để cho cán bộ, giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn trong việc dạy và học môn Mĩ thuật tại trường TH.

b) Nội dung và cách thực hiện

Nâng cao nhận thức không phải là một mục đích đơn lẻ của biện pháp quản lý. Nó phải được chú ý thường trực trong mọi biện pháp quản lý hoạt động giáo dục, chỉ khác nhau ở mức độ, ở “tính trội” của nó trong từng thời điểm, từng công việc. Vì vậy, cách thức đầu tiên đối với CBQL là trong mọi hoạt động của nhà trường đều phải chú ý nâng cao nhận thức cho đội ngũ. CBQL phải tổ chức, chỉ đạo cho giáo viên nắm rõ các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, các văn bản pháp qui của Bộ, Ngành về giáo dục, giáo dục thẩm mĩ, nắm bắt được các mục tiêu, nội dung, yêu cầu của dạy học môn Mĩ thuật tại trường TH. Do vậy:

- CBQL cần nhận thức đúng đắn quá trình tổ chức hoạt động giáo dục môn Mĩ thuật trong trường TH, có sự tác động tích cực đến nhận thức của mọi người trong hội đồng giáo dục nhà trường, để tất cả mọi người luôn có nhìn nhận đúng mực, khách quan đến hoạt động dạy học môn Mĩ thuật trong nhà trường. Xem dạy học môn Mĩ thuật cũng như tất cả các môn học khác được thực hiện trong nhà trường, thực hiện đúng qui chế chuyên môn theo qui định của ngành GD&ĐT.

- CBQL phải lập kế hoạch, triển khai chi tiết các nội dung chương trình môn học đến từng giáo viên, đồng thời phải kiểm tra, đánh giá được kết quả của quá trình dạy học đó được thực hiện như thế nào. Như vậy người CBQL mới có cơ sở để xác định rõ trách nhiệm của từng giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

- CBQL cần chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho giáo viên dạy môn Mĩ thuật, giúp giáo viên nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò,trách nhiệm của mình trong việc dạy học môn Mĩ thuật tại trường TH, không được xem nhẹ bộ môn, phải có nhận thức đúng đắn để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Thường xuyên tự trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường, có các phương pháp dạy học tích cực để lôi cuốn học sinh, giúp học sinh có được những tri thức thẩm mĩ đúng đắn, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, là nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.

Thông qua hoạt động chuyên môn, CBQL quán triệt trong hội đồng sư phạm hiểu rõ về vị trí vai trò của bộ môn Mĩ thuật trong nhà trường, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của môn học để mọi thành viên trong nhà trường đề cùng nắm được, có nhận thức

đúng đắn để cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

- CBQL cần quán triệt tư tưởng, nâng cao nhận thức về môn học cho học sinh, giúp học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Học sinh chỉ có kết quả học tập thật tốt khi có nhận thức đúng đắn về môn học. Thông qua hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh nhận thức được vị trí, vai trò của môn học, thông qua học tập bộ môn Mĩ thuật giúp học sinh nâng cao nhận thức thẩm mĩ, hoàn thiện hơn về nhân cách.

- CBQL tăng cường giáo dục động cơ học tập, ý thức tự giác, thái độ tích cực cho học sinh trong hoạt động học tập bộ môn Mĩ thuật. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phát huy vai trò của bộ môn Mĩ thuật trong tổ chức các hoạt động trong và ngoài nhà trường như: Thi vẽ tranh, làm báo tường, làm thiệp, cắm trại, văn nghệ... qua các hoạt động này sẽ giúp nâng cao nhận thức của học sinh về bộ môn Mĩ thuật, tạo động lực tốt để học sinh học tập bộ môn.

c) Điều kiện thực hiện

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã cụ thể hóa các đường lối, chính sách của Đảng và của nhà nước; nhiệm vụ của ngành học, cấp học, các chỉ thị của ngành, của địa phương và kế hoạch của nhà trường bằng từng công việc cụ thể theo học kỳ, tháng, tuần, gắn liền với bộ môn Mĩ thuật, gắn liền với mỗi cá nhân trong nhà trường.

Xây dựng lực lượng tuyên truyền nòng cốt trong nhà trường là những cán bộ chủ chốt như tổ trưởng tổ chuyên môn, GVCN… thông qua những giờ dạy cụ thể về dạy học môn Mĩ thuật theo định hướng đổi mới giáo dục để HS, GV, CBQL nhà trường, cha mẹ HS,...cộng đồng có trách nhiệm với nhà trường.

CBQL cân đối tài chính, dành khoản tài chính thỏa đáng, có thể được cho các công việc trên. Dành quỹ thời gian nhất định trong quỹ lao động sư phạm tổng thể của nhà giáo trong mỗi thành viên trong ban chỉ đạo.

CBQL quan tâm động viên và tạo điều kiện cho các thành viên Ban chỉ đạo.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng dạy học môn Mĩ thuật cho GV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 77 - 79)