Quản lý hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 32 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động dạy học mônMĩ thuậtở trườngTiểu học

1.4.3. Quản lý hoạt động học của học sinh

HS là chủ thể của hoạt động học tập, là đối tượng của QTDH, giáo dục và là chủ thể của quá trình nhận thức.GV là người tổ chức điều khiển, hướng dẫn hoạt động học tập của HS.Thông qua GV, hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của học sinh.

HS học tập tốt nhất khi có nhu cầu học tập; hiểu rõ mục tiêu của khóa học; thấy rõ ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm phong phú của bản thân, sử dụng các tài liệu học tập có ý nghĩa thực tế và thích hợp với học sinh. Có thể tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình học tập, động cơ học tập tích cực; khả năng áp dụng hiệu quả tri thức vào thực tiễn cuộc sống, công việc và mối quan hệ hợp tác cởi mở giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau...

Để học tập của học sinh có chất lượng, hiệu quả cần tập trung vào quản lý các nội dung sau:

a. Quản lý việc đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động học tập của HS.

-Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn đánh giá được đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình dạy học để biết HS cần gì, khả năng sở thích về sự sẵn sang và sự tiến bộ của HS. Chỉ đạo chặt chẽ, khoa học phân loại HS theo tiêu chí cụ thể đã hoạch định theo từng bộ môn.

-Chú trọng chỉ đạo hoạt động phụ đạo học sinh. Chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được nâng lên khi tỉ lệ học sinh yếu kém về học tập giảm xuống. Vì vậy cần đưa hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi thành chương trình, nội dung nhiệm vụ trong kế hoạch đầu năm của nhà trường, của tổ nhóm và của cá nhân GV. Xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức, hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS.

-Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn có hình thức kiểm tra, đánh giá để đánh giá liên tục các hoạt động học tập của HS và báo cho HS, cha mẹ HS, nhà trường biết.

b. Quản lý việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

-Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, GV bộ môn, Đoàn thanh niên trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh. Giáo dục, hình thành học HS động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức học tập chuyên cần, chăm chỉ, ý chí vượt khó vươn lên. Cho học sinh hiểu được đi học là nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình.

-Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập ở nhà của HS. HS chỉ có % thời gian học tập ở trường. Còn lại là thời gian học sinh chịu rất nhiều tác động và chịu sự quản lý của gia đình, xã hội. Việc học của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố hoàn cảnh kinh tế, truyền thống và phòng tục của gia đình, địa phương. Do đó, quan tâm chỉ đạo và tổ chức học ở nhà của HS là một trong những biện pháp đảm bảo chất lượng học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)