Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 76)

1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Nuyên tắc cơ bản trong khi đề xuất các biện pháp quản lý là biện pháp này phải thật sự cần thiết và cỏ tính khả thi. Nói cách khác, nó phải cần thiết và tổ chức thực hiện được sẽ mang lại kết quả thiết thực. Ở trường tiểu học, một biện pháp dù có cần thiết nhưng hiệu trưởng không áp dụng được, không tổ chức thực hiện được trong điều kiện cụ thể của nhà trường thì cũng như không có. Do vậy, biện pháp luận văn đề xuất phải phù hợp với thực tiễn của các trường trung học cơ sở, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các trường; các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường.

Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt thực tiễn chưa làm được còn hạn chế trong các khâu quản lý hoạt độn dạy học môn mĩ thuật. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo, tổ chức hoạt động quản lý dạy học môn Mĩ thuật trong nhà trường không được đặt ý kiến chủ quan của người quản lý, phải tổng kết từ thực tiễn quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành quản lý hoạt động dạy học của nhà trường là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.

Với nguyên tắt này, để thực hiện được hiệu trưởng cần phải có khảo sát để nắm rõ thực trạng về việc dạy học môn Mĩ thuật của đội ngũ GV như về nhận thức, trình độ, csvc, thiết bị dạy học... của nhà trường. Từ đó, mới phát huy hết khả năng tác động của các biện pháp và đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 76)