1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL
1.5.5. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học có tác động nhất định đếnquá trình dạy học. Cơ sở vật chất tốt tạo môi trường thoải mái cho cả người dạy và người học, do đó, khi mở lớp cần chú ý đến khâu cơ sở vật chất có đảm bảo cho quá trình dạy và học không?Có nơi cơ sở vật chất còn khó khăn, tạm bợ, điều đó có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dạy và học.
Phương tiện dạy học tốt, đặc biệt là phương tiện hiện đại giúp giáo viên tăng thêm sự hấp dẫn của bài học, lôi cuốn học sinh thông qua các tranh vẽ minh họa, giáo cụ trực quan... các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của GV và giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho HS những tình cảm tốt đẹp với môn học.
Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.
Nhược điểm trong phương tiện dạy học truyền thống là nặng về truyền đạt một chiều (nổi bật là thầy đọc trò ghi), lối dạy này trò thụ động tiếp nhận kiến thức, vận dụng nhiều khả năng ghi nhớ, sao chép ít được thực hành, thể hiện sự độc lập trong tư duy. Để thực hiện được việc đổi mới PPDH cần áp dụng nhiều yếu tố, một trong yếu tố rất quan trọng đó là ứng dụng các trang thiết bị dạy kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy sao cho hiệu quả luôn được sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục và bản thân mỗi người GV. Do đó trong quá trình dạy học, vai trò và chức năng của các phương tiện dạy học thể hiện sự tác động đạt được mục đích dạy - học.
Vì vậy người GV khi sử dụng phương tiện dạy học phải bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả của
quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng... Do đó các nhà sư phạm đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. Như vậy, không phải bao giờ và bất cứ đâu phương tiện dạy học cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều khi, nếu được sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém... để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học phải đạt được mục đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học cũng như quản lý dạy học môn Mĩ thuật, tuy nhiên, tối thiểu cần chú ý đến việc quản lý các yếu tố về người dạy, người học, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.