Điều kiện của gia đình và địa bàn xãhội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 43 - 45)

1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

1.5.6. Điều kiện của gia đình và địa bàn xãhội

Truyền thống văn hóa, môi trường và cách cư xử đạo đức, nhân ái của mỗi gia đình đều tác động mạnh mẽ đến bản thân học sinh, đồng thời là tác nhân thúc đẩy (và có thể là kìm hãm) động cơ, phương pháp và thái độ học tập của chúng. Do vậy, việc tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm có thể tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với mỗi thành viên của lớp mình. Động viên cha mẹ HS tích cực tham gia công việc GD ở trường và ở gia đình; giúp cha mẹ HS phương pháo GD và theo dõi con cái ở nhà; giúp cha mẹ HS hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường và việc học tập, rèn luyện của con cái họ để họ tổ chức cho HS học tập, lao động, giải trí, và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tiểu kết chương 1

Giáo dục thẩm mĩ có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập và phát triển lên cuộc cách mạng 4.0.

Qua các nội dung đã phân tích ở trên có thể kết luận:

Quản lý hoạt động dạy học môn Mĩ thuật là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý HĐDH nói chungcủa Hiệu trưởng trường TH, quản lý HĐDH môn Mĩ thuật bao gồm các nội dung cơ bản:

GV; Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình của GV; Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của GV; Quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS;

- Quản lý hoạt động học của học sinh: Quản lý việc đáp ứng yêu cầu hoạt động học tập của HS; Quản lý việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Quá trình quản lý HĐDH môn Mĩ thuật chịu ảnh hưởng của những yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan như: Trình độ, năng lực phẩm chất của CBQL, GV; Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS; Và các yếu tố khách quan như: Chính sách, chủ trương và đổi mới phương pháp GD, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học; Điều kiện của gia đình và địa bàn xã hội.

Tất cả các vấn đề đặt ra đã trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan và phụ thuộc một phần không nhỏ vào tầm nhìn quản lý và kỹ năng tác nghiệp quản lý của hiệu trưởng trường Tiểu học. Kế tiếp chương này, từ sự định hướng vào địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, tôi nghiên cứu sẽ làm rõ thực trạng của công tác quản lý hoạt động dạy học môn Mĩ thuật tại các trường Tiểu học.

Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở lý luận để khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp ở chương 2, chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)