Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 36 - 39)

1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

1.5.2. Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV

Giáo viên là những người truyền dạy kiến thức, dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho những mầm non tương lai của đất nước, trọng trách mà mỗi giáo viên nhận được rất lớn với sự kỳ vọng của gia đình, nhà trường và xã hội, vì thế đòi hỏi mỗi giáo viên cần trang bị những năng lực và kỹ năng cần thiết.Giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy bởi vì giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận theo mục đích của chương trình học và truyền cảm hứng đến người học. Sự khác biệt của nghề giáo viên với tất cả các ngành nghề khác là sản phẩm của giáo viên là con người, là những con người hoàn thiện về kiến thức, đạo đức, nhân cách,... chính vì vậy điều cần thiết là mỗi giáo viên cần có những phẩm chất cao về cả đạo đức lẫn năng lực.

Những phẩm chất cần có của người giáo viên

Có đạo đức nghề nghiệp

Điều trước hết cần phải có đối với một giáo viên là phải có đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên phải giữ thái độ trung hoà, mẫu mực và là tấm gương sáng để học sinh noi

theo. Không thiên vị, xử sự công bằng cho tất cả các học sinh, chuẩn mực trong nhận xét và đánh giá, đặt mục tiêu và hiệu quả giáo dục làm nhiệm vụ hàng đầu.

Giáo dục tạo môi trường để đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, mỗi giáo viên cần có cái tâm với nghề, không nên đặt lợi ích cá nhân lên trên mà bỏ qua mục đích cốt lõi của giáo dục. Nhiều người thường xem nghề giáo viên như một nghề để kiếm tiền, nói cách khác họ không xem trọng chất lượng giáo dục như thế nào, miễn là đem lại tiền bạc và lợi ích thì họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu mà không quan tâm cái gọi là “đạo đức nghề nghiệp”. Những trường hợp như vậy rất đáng lên án, dẫu biết rằng ai ai làm việc cũng vì cơm áo gạo tiền, cũng vì muốn có cuộc sống tốt hơn nhưng đối với một giáo viên thì phải đặt lợi ích giáo dục làm ưu tiên hàng đầu, làm việc vì cái tâm và cống hiến hết mình, chắc chắn các bạn sẽ thành công.

Phải là một người “yêu nghề, mến trẻ”

Tuy nói nghề giáo viên cao quý, được cả xã hội tôn trọng nhưng bên cạnh đó là rất nhiều khó khăn, vất vả phải trải qua, vì vậy chỉ khi bạn là người yêu mến nghề nghiệp, có tinh thần nhiệt huyết và yêu quý học sinh, coi học sinh là con em ruột thịt thì mới trở thành giáo viên thực thụ được. Khi các em gặp bất cứ vấn đề gì, dù là việc học tập hay việc riêng thì bạn phải là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho các em mỗi khi các em cần; Tôn trọng các em, tương tác để hiểu hơn về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em để cùng trao đổi và giúp các em học sinh có hướng đi đúng đắn trên con đường tương lai.

Có trách nhiệm

Trong công việc, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn và các công việc khác được cấp trên giao cho.Nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng dạy, trước tiên muốn hoàn thành tốt công việc phải hoàn thành tốt công việc giảng dạy học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết cho mỗi môn học ở từng cấp học. Không nên từ chối các công việc được nhà trường giao phó, cùng nhà trường thực hiện các công tác chuyên môn để cùng chung tay phát triển sự nghiệp giáo dục.

Gương mẫu, có ý thức và trách nhiệm với học sinh, nhà trường và xã hội, làm việc hăng hái, tạo tinh thần sáng tạo. Các bạn không chỉ là người giáo viên truyền đạt tri thức mà còn là người hướng dẫn, cố vấn, hỗ trợ các em học sinh tìm hiểu và nâng cao khả năng tự học, tự tìm tòi, khám phá tri thức nhân loại.

Những năng lực cần có của người giáo viên

Trang bị kiến thức vững vàng

Giáo viên cần trang bị kiến thức chuyên môn vững, sâu rộng, chỉ khi am hiểu, thông tường được một vấn đề nào đó bạn mới tự tin giảng dạy, hướng dẫn cho người khác. Lưu ý khi giảng dạy cần hướng dẫn kỹ những kiến thức nền tảng cơ bản để học

sinh thật sự hiểu bài trước khi vận dụng quá nhiều, từ những kiến thức đã học, ứng dụng vào làm bài tập, ứng dụng vào thực tế,...

Không chỉ giảng dạy những kiến thức chuyên môn, giáo viên còn có trách nhiệm dạy các em học sinh làm người, dạy về đạo đức, dạy các kỹ năng sống, cách cư xử nói chuyện, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề,... Đó gọi chung là những kiến thức về giáo dục.

Những kỹ năng cần có

Kỹ năng sư phạm là một yếu tố góp phần quan trọng cho giờ giảng thành công hay thất bại. Kỹ năng sư phạm giúp giáo viên có phương pháp truyền thụ tốt, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp, phương tiện giảng dạy, nắm bắt được tâm lý người học một cách nhanh chóng từ đó thu hút được người học một cách có hiệu quả. Ngoài những người có sẵn năng khiếu giảng dạy, thì để trở thành giáo viên người dạy học cần rèn luyện kỹ năng giảng dạy hay kỹ năng sư phạm của mình, phải có giọng nói to, rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu, không bị nói lắp, có tinh thần vững vàng thoải mái, tự tin làm chủ lớp học,...

Trong giảng dạy có nhiều phương pháp truyền thụ kiến thức, phần lớn giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, vì phương pháp này có nhiều ưu điểm, người dạy chủ động quá trình giảng dạy cả về tri thức và thời gian. Trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, phối hợp sử dụng và luôn đổi mới các phương pháp học tập để học sinh dễ nắm được nội dung bài họcđể giảng dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng đặc điểm của lớp học.

Kiến thức chuyên môn vững kết hợp với kỹ năng sư phạm giúp giáo viên chủ động trong quá trình truyền tải và nắm bắt thông tin từ người học từ đó có sự điều chỉnh hợp lý việc phối hợp các phương pháp giảng dạy.

Tự nâng cao năng lực

Bản thân mỗi giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần tự học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn để nâng cao năng lực bản thân, cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, chủ động nâng cao tay nghề, học hỏi và tự rèn luyện bản thân (nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học,...). Lắng nghe góp ý và rút kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc hơn, có như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu và tinh thần giáo dục thời buổi ngày càng hiện đại.

Duy trì được môi trường học tập tích cực

Ở mỗi học sinh, học tập luôn là một áp lực đối với các em, giáo viên cần là người hướng dẫn và tạo cho học sinh của mình không khí học tập thoải mái, tích cực nhất, tạo môi trường cho các em tự do sáng tạo giúp các em hứng thú trong từng môn học thay vì ra lệnh cho chúng học tập; Cùng các em tham gia các hoạt động của trường, lớp để tạo sự gắn kết, hoà thuận, tinh thần đoàn kết giữa các em học sinh.

Để làm được điều trên, người “thầy” cần giữ thái độ lạc quan, luôn vui vẻ, tươi cười đối mặt dù là gặp khó khăn, luôn hướng về phía trước, hy vọng những điều tốt đẹp cho tương lai của cả “thầy” và trò. Đặt ra mục tiêu học tập cụ thể cho từng bài học cụ thể, hướng các em học sinh đến những mục tiêu chính để các em có hướng phấn đấu, như vậy sẽ không tạo quá nhiều áp lực như khi các em phải học tập lan man, không có mục tiêu cụ thể rõ ràng.

Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, giáo viên cần phải có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức thực tiễn. Giàu kiến thức thực tiễn giúp giáo viên làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễn từ đó truyền cảm hứng cho người học nhằm phát huy năng khiếu cũng như tính sáng tạo của người học trong môn Mĩ thuật.

Phong cách giáo viên cũng giữ vai trò quan trọng, từ phong thái, tác phong, tư cách, tâm tư, tình cảm của người thầy mà người học thích học hay không thích học, bị lôi cuốn hay không bị lôi cuốn vào môn học. Khi người giảng nhiệt huyết, “thổi hồn” được môn học sẽ thuhút được người học. Do đó, người thầy bao giờ cũng phải chuẩn về phong cách, từ giọng nói, điệu bộ, tâm trạng, xúc cảm,...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)