Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 86 - 87)

1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để phát huy được hiệu quả của một số biện pháp quản lý, CBQL nhà trường cần phải thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời CBQL còn phải biết phối kết hợp các biện

pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp cụ thể: Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của HĐDH môn Mĩ thuật trong nhà trường TH; Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng dạy học môn Mĩ thuật cho GV; Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung chương trình dạy học môn Mĩ thuật; Biện pháp 4: Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Mĩ thuật;Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn Mĩ thuật.

CBQL nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Mĩ thuật của Hiệu trưởng các trường TH như đã trình bày ở trên có mối quan hệ biện chứng với nhau.Việc lựa chọn, tăng cường các biện pháp quản lý của người hiệu trưởng theotừng mục tiêu, hoạt động, đối tượng, điều kiện và thời điểm khác nhau là yếu tố quyết định cho sự thành bại của quá trình quản lý. Đó là hệ thống đa dạng, đa năng, luôn tác động lẫn nhau, lệ thuộc, hỗ trợ cho nhau.

Mỗi biện pháp được đề xuất ở trên, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Trong đó,biện pháp 1 là biện pháp cơ sở, các biện pháp 2,3,4 là những biện pháp cơ bản, biện pháp 5 có tính chất hỗ trợ cho các biện pháp cơ bản. Trên thực tế, các biện pháp còn lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm, cách thức sử dụng các biện pháp và quan trọng hơn hết đó chính là do người quản lý, chỉ có người quản lý với tâm huyết, năng lực và nghệ thuật sử dụng của mình để làm cho mỗi biện pháp được phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 86 - 87)