1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL
1.5.4. Chính sách,chủ trương về đổi mới giáo dục Tiểu học
Bộ GD-ĐT đã có lộ trình cụ thể cho việc thực hiện Chương trình GDPT mới đối với cấp tiểu học, từ việc biên soạn sách giáo khoa, công tác tập huấn đội ngũ giáo viên
cốt cán và giáo viên đại trà, 100% giáo viên giảng dạy lớp 1 vào năm học 2020-2021 sẽ được tập huấn kỹ lưỡng về chương trình để tạo tâm thế tốt nhất cho các thầy cô. Đối với công tác chuyên môn, Bộ GD-ĐT sẽ sớm có văn bản hướng dẫn chi tiết, như hướng dẫn thực hiện học hai buổi/ngày để các địa phương có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị.Đổi mới giáo dục Tiểu học theo Chương trình 2018(Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018)
Tổng quan chung về sự ra đời của Chương trình 2018
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đoà tạo tổ chức xây dựng Chương trình 2018.
- Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Quan điểm chung:
- Phù hợp với thực tế của địa phương và kế thừa trên thực trạng hiện có. - Một chương trình, mỗi môn học có thể có nhiều sách giáo khoa.
- Lộ trình triển khai: thực hiện theo Nghị quyết 51 của Quốc hội: năm học 2020 – 2021 ở lớp 1; năm học 2021 – 2022 ở lớp 2; năm học 2022 – 2023 ở lớp 3; năm học 2023 – 2024 ở lớp 4; năm học 2024 – 2025 ở lớp 5.
Nội dung của Chương trình 2018 là: Chương trình 2018 bao gồm quy định chương trình tổng thể, quy định chương trình môn học và hoạt động giáo dục của Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông. Trong đó, đối với cấp Tiểu học có một số nội dung cốt lõi sau:
Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình mới.(10 môn học và 01 hoạt động)
- Gồm: 1) Tiếng Việt;2) Toán;3) Đạo đức; 4) Ngoại ngữ 1 (Lớp 3,4,5);5) Tự nhiên và xã hội (Lớp 1,2,3);6) Lịch sử và Địa lí (Lớp 4, 5);7) Khoa học (Lớp 4, 5);8) Tin học và Công nghệ (Lớp 3, 4, 5);9) Giáo dục thể chất; 10) Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ Thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương).
- Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (mô- đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các môn học tự chọn(dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng)
Tiếng dân tộc thiểu số (dạy từ lớp 1 đến lớp 5); Ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1, 2). - So với Chương trình hiện hành, Chương trình 2018 có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong Chương trình 2018 có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ. Đối với một số địa phương, việc bổ sung giáo viên Tin học và Tiếng Anh là thách thức không nhỏ, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế hiện nay. Chương trình 2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên, cụ thể:Lớp 1, 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 25 (chưa tính môn tự chọn). (Chương trình hiện hành có 10 môn và 23 tiết trên tuần); Lớp 3 có: 08 nôn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 28 tiết (Chương trình hiện hành có 10 môn và 24 tiết trên tuần); Lớp 4, 5 có: 10 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 30 tiết. (Chương trình hiện hành có 11 môn, và 26 tiết trên tuần)
- Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.
- Định hướng chung của đổi mới chương trình là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Theo đó, học sinh cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Tăng cường “tương tác” (giữa: học sinh - giáo viên; học sinh – học sinh; học sinh – Thiết bị dạy học; học sinh – môi trường nơi các em sinh sống; ...). Các em được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.Dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh được chú trọng.[6]
- Chương trình 2018 là chương trình mở, theo đó địa phương, nhà trường, giáo viên có nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình phát triển, triển khai chương trình giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. Điều này đòi hỏi mỗi
nhà trường phải đổi mới nhiều trong hoạt động quản lí chuyên môn, phát triển chương trình giáo dục đến từng cấp, từng khối lớp, từng lớp, thậm chí từng nhóm đối tượng học sinh, từng học sinh.
Vấn đề đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp dạy học sẽ được tăng cường tập huấn, chỉ đạo triển khai trong thời gian tới. Về đổi mới phương pháp dạy học cũng như những điều kiện về chuyên môn, thì đa số giáo viên đã được làm quen với đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá theo tiếp cận chương trình mới, đa số giáo viên ở cấp tiểu học hiện nay đã sẵn sàng cho tiếp cận chương trình mới.