Thực trạng nhận thức của của CBQL, GV, HS các trườngTiểu học huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 52 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của của CBQL, GV, HS các trườngTiểu học huyện

Mĩ Thuật trong nhà trường

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GVMT, HS về tầm quan trọng của việc dạy học môn Mĩ Thuật theo định hướng đổi mới giáo dục chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 27 CBQL,10 GVMT và 200 HS ở một số trường TH huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam (Câu hỏi 1, phụ lục 1; câu hỏi 1, phụ lục 2) và thu được kết quả tổng hợp ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.2.Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS ở các trường TH huyện Tây Giang về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Mĩ thuật trong nhà trường

Đối tượng Số

lượng

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % CBQL 27 27 100 0 0 0 0 GVMT 10 10 100 0 0 0 0 HS 200 56 28 124 62 20 10 Tổng 237 93 39,3 124 52,3 20 8,4 Từ số liệu thể hiện ở bảng 2.2 có thể thấy đa số các CBQL, GVMT vàHS đều có nhận thức tích cực về vai trò của môn Mĩ thuật trong nhà trường TH. Cụ thể:

- 100% CBQL và 100% GVMT đã có nhận thức tích cực về vai trò của môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học. Đây là những đối tượng tiếp xúc thường xuyên với các công văn, chỉ đạo của các cấp QL bên trên về việc dạy học môn Mĩ thuật và trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy môn Mĩ thuật nên nhìn thấy rõ vai trò và mức độ rất quan trọng của môn Mĩ thuật.

- Tuy nhiên, bên cạnh đó nhận thức của học sinh còn có những hạn chế, cụ thể: Chỉ có 28% tổng số học sinh cho rằng việc dạy học môn Mĩ thuật trong nhà trường Tiểu học là rất quan trọng, 62% học sinh cho là quan trọng và vẫn còn tồn tại 10% học sinh cho là không quan trọng. Có thể nói, ở lứa tuổi HS tiểu học hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, cả phụ huynh và học sinh đều coi trọng việc học các môn văn hóa như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên &Xã hội... nên còn thiếu sự coi trọng các môn Nghệ thuật. Một số quan điểm cho rằng môn Mĩ thuật chỉ là môn học giải trí, môn học phụ đạo, không cần thiết trong nhà trường Tiểu học nên vẫn còn hạn chế nhận thức về tầm quan trọng của môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học.

Có thể thấy phần lớn tất cả các đối tượng khảo sát đều công nhận vai trò của môn Mĩ thuật trong trường TH nhưng mức độ nhận thức của mỗi nhóm đối tượng lại có

mức độ khác nhau. Qua tổng số liệu thống kê trên 3 nhóm đối tượng (CBQL, GV, HS) ta thấy:

+ 52,3 % tổng số đối tượng khảo sát lựa chon mức độ quan trọng.

+ 39,3% tổng số đối tượng khảo sát cho rằng môn Mĩ thuật trong nhà trường TH là rất quan trọng.

+ Bên cạnh đó vẫn còn 8,4 % tổng số đối tượng khảo sát cho rằng môn Mĩ thuật trong nhà trường TH là không quan trọng.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của của CBQL, GV và HS các trường Tiểu học huyện Tây Giang ý nghĩa của hoạt động dạy học môn Mĩ Thuật trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)