Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 85 - 86)

1.5.1 .Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônMĩ thuật

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn Mĩ thuật dạy học môn Mĩ thuật

a) Mục đích của biện pháp

Để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường TH thì một trong các yếu tố mà người hiệu trưởng cần phải quan tâm đầu tư đó chính là các điều kiện phục vụ dạy học, chỉ khi có hội đủ các điều kiện cần thiết thì chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Nhóm các biện pháp tăng cường các điều kiện phục vụ dạy học môn Mĩ thuật là để nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường TH.

b) Nội dung và cách thực hiện

- CBQL phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, mua sắm trang thiết bị ĐDDH môn Mĩ thuật trong từng năm học và các năm tiếp theo để đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng

dạy học môn Mĩ thuật tại trường TH.

- CBQL chỉ đạo bộ phận chuyên môn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng việc sử dụng trang thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Xây dựng kế hoạch chuyên môn trong từng năm học, từng học kỳ phải đặt ra được các tiêu chí sử dụng thiết bị, ĐDDH trong từng môn học, tiết học nhằm thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Đề xuất việc sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, ĐDDH ở từng học kỳ và từng năm học nhằm đáp ứng tốt việc dạy học ở từng bộ môn.

- CBQL chỉ đạo bộ phận thiết bị, phòng bộ môn làm tốt công tác bảo quản, sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các trang thiết bị, ĐDDH phục vụ môn Mĩ thuật. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo quản ĐDDH.Thực hiện việc kiểm kê tài sản định kỳ hằng năm, đánh giá chất lượng ĐDDH, kịp thời sửa chữa, mua sắm thêm để đảm bảo việc phục vụ tốt cho hoạt động dạy học của nhà trường.

- CBQL cần chú trọng vai trò quản lý của cấp tổ trưởng chuyên môn và phát huy vai trò của nhóm trưởng bộ môn trong việc quản lý, sử dụng và bảo quản trang thiết bị, ĐDDH phục vụ môn Mĩ thuật. Tổ chuyên môn, nhóm bộ môn phải lập kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa và dự toán kinh phí làm ĐDDH phục vụ môn Mĩ thuật nhằm đáp ứng tốt việc dạy học.

- CBQL chỉ đạo tăng cường ứng công nghệ thông tin vào phục vụ dạy học. Sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại, khai thác sử dụng tốt nguồn tư liệu dạy học qua mạng internet, cập nhật thường xuyên các thông tin mới để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Sự quan tâm đầu tư của UBND huyện, Phòng GDĐT, phòng Tài chính về kinh phí cho việc tăng cường CSVC của các nhà trường.

- Sự quan tâm của xã hội hỗ trợ nhà trường về vật lực, tài lực, giúp tăng cường CSVC theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.

- Sự QL chặt chẽ của hiệu trưởng nhà trường và các GC được phân công phụ trách công tác CSVC- TBDH, xây dựng kế hoạch sửa chữa và mua sắm thiết bị phục vụ dạy học hằng năm.

- Từng bước xây dựng trang website của nhà trường để phản ánh công khai chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng như công khai các điều kiện và tình hình học tập, rèn luyện của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 85 - 86)