Yếu tố ảnh hưởng quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 39)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

2.1.5.1. Hệ thống cơ sở dữ liệu về thuế

Đây là khâu đầu tiên có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, quyết định đến hiệu quả công tác thu nợ.Căn cứ lịch sử nợ thuế của doanh nghiệp cần xác định những tiêu chí sau:

- Tổng số doanh nghiệp, loại hình, ngành nghề của doanh nghiệp nợ thuế - Nhóm nợ thuế gồm: nhóm có khả năng thu, nợ thuế đang chờ điều chỉnh, nhóm khó thu.

Các khoản nợ thuế dưới 90 ngày, trên 90 ngày thường là các doanh nghiệp còn hoạt động có phát sinh doanh thu và thuế phải nộp; có thể cố tình nợ thuế hoặc chưa thu hồi được công nợ, thường là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh, có mức độ rủi ro cao về thuế cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp tháo gỡ khó khăn vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp nộp thuế nợ vào ngân sách.

Do vậy hệ thống cơ sở dữ liệu đảm bảo chính xác, được cập nhật thường xuyên về số tiền thuế nợ, số ngày nợ, số tiền tính chậm nộp tiền thuế.

Năm 2014 Tổng cục Thuế đưa vào sử dụng hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) được sử dụng trên toàn quốc, do mới đưa vào sử dụng cũng còn nhiều lỗi làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp và người nộp thuế như :

+ Cập nhật thông tin người nộp thuế chưa kịp thời như thời gian nộp thuế có khi chậm đến 2, 3 ngày do chứng từ luân chuyển chậm.

+ Lịch sử lưu trữ thông tin không chi tiết và cụ thể.

+ Chứng từ nộp tiền của người nộp thuế do sai sót (tiểu mục NS, cơ quan thu, ..) hệ thống phần mềm vẫn không kiểm tra xác định chính xác.

+ Hệ thống kết nối ứng dụng, thông tin giữa Kho bạc, Ngân hàng và cơ quan thuế thường xuyên bị lỗi làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian phải đến các cơ quan để đối chiếu…

2.1.5.2. Quy định về cưỡng chế nợ thuế

- Các biện pháp cưỡng chế và trình tự cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

+ Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

Áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế.

Trường hợp quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày quyết định cưỡng chế có hiệu lực mà tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế không đủ số tiền để trích nộp số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế bị cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước thì kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ban hành quyết định cưỡng chế, kèm theo bảng kê chi tiết số dư và các giao dịch qua tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế trong thời hạn quyết định cưỡng chế có hiệu lực.

+ Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

+ Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với

cá nhân hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

+ Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật

Tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá khi không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính thuế, không thanh toán chi phí cưỡng chế, bao gồm:

+ Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ

Cơ quan thuế có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân (bên thứ ba) đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, bao gồm: Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế. Tổ chức, cá nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được đối tượng bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của đối tượng bị cưỡng chế.

+ Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

Các biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề chỉ được thực hiện khi cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoảncủa đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập (đối với cá nhân); thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế (Qui trình cưỡng chế nợ thuế, 2015).

2.1.5.3. Ý thức tuân thủ của người nộp thuế

Tổng số doanh nghiệp nợ tiền thuế khoảng 800 doanh nghiệp thường xuyên nợ thuế trên khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

+ Ngành nghề nợ thuế chủ yếu: Xây dựng cơ bản, khai thác vật liệu xây dựng

+ Số doanh nghiệp nợ lớn, chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. + Loại sắc thuế nợ lớn: Thuế giá trị gia tăng, các khoản tiền về thu từ đất. Ý thức chấp hành pháp luật của NNT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thể hiện trong việc kê khai thuế, phản ứng của doanh nghiệp khi được đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của công tác quản lý nợ thuế. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình bên cạnh người nộp thuế là những doanh nghiệp có ý thức rất tốt trong việc chấp hành pháp luật Thuế, họ đã đóng góp phần lớn vào thành tích chung của ngành Thuế trong nhiều năm qua họ luôn là người bạn đồng hành cùng ngành thuế Hòa Bình vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Nhưng cũng còn không ít những doanh nghiệp lợi dụng vào nguyên nhân tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước để chây ỳ không nộp tiền thuế đã kê khai. Chính vì lẽ đó mà tổng số nợ thuế đến 31/12 hàng năm vẫn còn rất cao, gây khó khăn cho công tác quản lý nợ thuế.

2.1.5.4. Phối hợp trong công tác xử lý nợ thuế

Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng cũng là yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xử lý nợ thuế. Theo Luật Quản lý Thuế quy định rõ ràng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan như chính quyền địa phương, Công an, Toà án, Sở kế hoạch - Đầu tư, Kho bạc và các tổ chức tín dụng... Để thực hiện được công tác quản lý nợ thuế thì cần phải có sự tham gia hỗ trợ của các cơ quan chức năng, nếu làm tốt được việc này thì công tác quản lý nợ thuế mới đạt được các kế hoạch chỉ tiêu và hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ như ngành Thuế nếu muốn tiến hành cưỡng chế một DN chây ỳ không nộp tiền thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của DN đó tại Ngân hàng thì phải có sự phối hợp của Ngân hàng đó, muốn thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đối với DN chây ỳ không nộp tiền thuế thì phải có sự tham gia của UBND, Công an và trong trường hợp xử lý nợ thuế của một doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể phải có sự phối hợp của Toà án tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh... Sự hợp tác và phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan đồng hành với cơ quan thuế khi thực hiện các biện đôn đốc xử lý nợ thuế mới đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 39)