Nội dung nghiên cứu về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 25 - 35)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

2.1.4. Nội dung nghiên cứu về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp

2.1.4.1. Hệ thống tổ chức quản lý nợ đối với các doanh nghiệp

* Phòng quản lý nợ:

- Xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ chi tiết đối với từng khoản thu, sắc thuế số tiền thuế nợ do Cục Thuế Hòa Bình quản lý;

- Dự kiến, trình lãnh đạo Cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng quản lý nợ, các phòng tham gia thực hiện quy trình và các Chi cục Thuế;

- Giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc phòng quản lý nợ.

* Đội quản lý nợ:

Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng khoản thu, sắc thuế đối với toàn bộ số tiền thuế nợ do Chi cục Thuế quản lý;

Dự kiến, trình lãnh đạo Chi cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho đội quản lý nợ, các đội tham gia thực hiện quy trình; Giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc đội quản lý nợ (Qui trình quản lý nợ, 2015).

2.1.4.2. Tình hình nợ tiền thuế của các doanh nghiệp

Ở Việt Nam từ 01/7/2007, tổ chức QLN thuế được thành lập, sau hơn 11 năm triển khai hoạt động, QLN thuế đã khẳng định là công cụ cần thiết trong mô

hình quản lý thuế theo chức năng, thực hiện các nhiệm vụ: quản lý, theo dõi, đôn đốc NNT nộp số tiền đã kê khai vào NSNN. QLN thuế có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế; góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN; Thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế đều phải nộp vào NSNN đúng hạn; hỗ trợ và nâng cao hiệu quả công việc của các khâu quản lý thuế khác như: thực hiện dự toán thu thuế; đôn đốc thu và cưỡng chế nợ thuế (CCNT) đối với các khoản thuế nợ phát hiện từ công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

QLN thuế tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: thu kịp thời số phát sinh, không để số nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN; tăng cường thực hiện các biện pháp QLN, cưỡng chế thu nợ theo pháp luật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thực trạng về tình hình nợ thuế trên toàn quốc có chiều hướng ngày càng tăng cao, các khoản nợ thuế ngày càng phức tạp, tỷ lệ nợ thuế nội địa của Việt Nam trong vài năm trở lại đây khoảng từ 7% đến 10% tổng thu nội địa trừ dầu. Đây là một tỷ lệ cao so với các nước trên thế giới. Xét trên bình diện tổng thể, nợ thuế là điều không thể tránh khỏi, song khi tỷ lệ nợ thuế, đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó thu quá cao hoặc nợ thuế dây dưa kéo dài là điều bất bình thường, cần tìm giải pháp khắc phục.

Tình trạng nợ thuế, công tác QLN và CCNT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng không năm ngoài thực trạng chung trên toàn quốc, chỉ so sánh về tỷ lệ tổng số nợ trên tổng số thu qua các năm ta cũng thấy điều đó. Tình hình nợ thuế của NNT mấy năm gần đây ngày càng gia tăng cả về số lượng NNT nợ thuế và tổng số nợ, các khoản nợ ngày càng phức tạp, tình hình kinh tế mấy năm gần đây ngày càng khó khăn làm ảnh hưởng lớn tới công tác QLN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong số đó, tỷ lệ nợ của các Doanh nghiệp NQD chiếm phần lớn. Có nhiều nguyên nhân như: Tình trạng hoạt động kinh doanh của các đối tượng nộp thuế gặp khó khăn; chính sách giải quyết các khoản nợ không còn đối tượng để thu, giải quyết nợ trong trường hợp phá sản còn bất cập; ý thức của NNT chưa cao, còn chây ỳ, chiếm dụng tiền thuế. Một nguyên nhân nữa là các quy định về biện pháp quản lý thu nợ thuế còn thiếu và chưa đồng bộ (Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, 2017).

2.1.4.3. Xây dựng, lập kế hoạch chỉ tiêu thu tiền nợ thuế

Bộ phận quản lý nợ là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo cơ quan thuế giao chỉ tiêu thu nợ cho các bộ phận trong cơ quan thuế.

Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện

Thời gian xác định là tháng 11 hàng năm; số liệu về tiền thuế nợ được xác định căn cứ vào số liệu tại thời điểm 31/10.

Xác định các chỉ tiêu thực hiện đến thời điểm lập chỉ tiêu thu nợ Căn cứ xác định:

- Chỉ tiêu thu nợ do cơ quan thuế cấp trên giao;

Số liệu, tình hình tiền thuế nợ tại các báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo cơ quan thuế, theo sắc thuế và loại hình kinh tế; kết quả thu tiền nợ thuế; danh sách NNT có số tiền thuế nợ lớn

Lập báo cáo để phân tích, tổng hợp, phân loại kết quả thực hiện thu tiền thuế nợ 10 tháng trên địa bàn theo tổng số, từng nhóm đối tượng nợ tiền thuế, theo khu vực kinh tế, sắc thuế.

Các căn cứ dự kiến tình hình thu tiền thuế nợ: - Các chỉ tiêu thực hiện thu tiền thuế nợ 10 tháng;

Phân tích tình hình nợ các tháng cuối năm: dự kiến những khoản tiền thuế nợ sẽ phát sinh và khả năng thu tiền thuế nợ. Trong đó, tập trung phân tích Danh sách NNT có số tiền thuế nợ lớn.

Xác định tiền thuế nợ năm trước (là năm trước năm xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ): tại báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ năm trước, kỳ báo cáo tháng 12.

Dự kiến tiền thuế nợ năm thực hiện:

Căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, theo đó, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ để dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.

- Căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã được xác định như trên và chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cơ quan thuế cấp trên hướng dẫn hàng năm.

Phân tích, dự báo tình hình kinh tế, các chính sách về quản lý nợ mới ban hành, từ đó:

+ Đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch.

+ Đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định. * Báo cáo, phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Chi cục Thuế lập và gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 05/12. Cục Thuế lập và gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 10/12.

- Căn cứ vào kết quả tổng hợp của các Cục Thuế đã báo cáo ở trên, Tổng cục Thuế phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ giao cho các Cục Thuế chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm.

- Căn cứ vào chỉ tiêu do Tổng cục Thuế giao và kết quả tổng hợp, Cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng quản lý nợ, các phòng tham gia thực hiện quy trình, các Chi cục Thuế chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo và báo cáo kết quả về Tổng cục Thuế (Qui trình quản lý nợ, 2015).

2.1.4.4. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cục Thuế đã xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia định hướng đến năm 2020 nâng cao năng lực cạnh tranh xây dựng lộ trình cắt giảm thời gian, chi phí không chính thức mà NNT phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính thuế; phấn đấu rút ngắn thời gian, sự chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp;…

Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách TTHC thuế, giảm thiểu thời gian và chi phí của NNT, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, Cục Thuế tỉnh còn thường xuyên phổ biến, quán triệt đến toàn thể công chức trong đơn vị các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của ngành về nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính thuế, giúp cho công chức thuế nâng cao nhận thức chính trị, chuyển biến về tư tưởng, đổi mới phương pháp và thái độ làm việc, phục vụ tốt hơn cho NNT; thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông trong tỉnh xây dựng chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế nhằm làm cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nhận thức đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách, pháp luật thuế, chiến lược cải cách hệ thống thuế, qua đó thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, 2017).

2.1.4.5. Các biện pháp phân công đôn đốc xử lý tiền nợ thuế

* Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình theo nguyên tắc như sau:

- Đối với doanh nghiệp: Phân công quản lý nợ thuế cho công chức có kinh nghiệm thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trìnhtheo loại hình doanh nghiệp, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác.

- Đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN: Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ theo địa bàn thu như: phường, xã, thị trấn; bến tàu; bến xe; chợ…

- Các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra (bộ phậnthanh tra, kiểm tra, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất…) có trách nhiệm đôn đốc các khoản tiền thuế ghi trên quyết định xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế đã ban hành. Đồng thời, thông báo cho bộ phận quản lý nợ ngay sau khi ban hành quyết định xử lý vi phạm về thuế để tổ chức xác minh thông tin và thực hiện cưỡng chế khi trường hợp này quá thời hạn ghi trên quyết định mà NNT chưa nộp.

- Các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý thu tiền thuế nợ (bộ phậnkiểm tra thuế, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất, trước bạ và thu khác…): đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp từ 1 đến 90 ngày. Trường hợp đã quá thời hạn 60 ngày trở lên thì thông báo cho bộ phận quản lý nợ tổ chức xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế khi các khoản tiền thuế nợ này quá thời hạn nộp từ ngày thứ 91.

* Hàng tháng, sau ngày khoá sổ thuế 01 ngày làm việc, trưởng phòng, đội trưởng đội quản lý.

- Đôn đốc, nhắc nhở công chức quản lý nợ thực hiện quy trình.

- Nếu có thay đổi trong tháng về tình hình công chức (như nghỉ ốm, thuyên chuyển công tác hoặc thực hiện luân chuyển công việc) thực hiện phân công lại việc quản lý NNT: công chức quản lý nợ phải bàn giao đầy đủ hồ sơ củaNNT đã được phân công cho công chức tiếp nhận. Việc bàn giao phải có biên bản xác nhận của lãnh đạo phòng hoặc đội (Qui trình quản lý nợ, 2015).

- Hàng ngày, ngay khi nhận được hồ sơ và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi tính chất nợ của NNT, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình căn cứ tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ sơ nhận được, để phân loại tính chất theo từng khoản nợ, nhóm nợ, nhằm phản ánh kịp thời các thay đổi liên quan đến tính chất nợ.

Khoản nợ được phân loại là có số tiền thuế nợ mới phát sinh tính đến thời điểm phân loại.

Kết quả phân loại tiền thuế nợ hàng tháng sẽ được chốt cùng thời điểm khóa sổ thuế. Kết quả phân loại sẽ là căn cứ để thực hiện các biện pháp đôn đốc; báo cáo và tính tiền chậm nộp của kỳ báo cáo đã khóa sổ. Sau thời điểm khóa sổ nếu có sự thay đổi về phân loại tiền thuế nợ thì được tổng hợp vào kỳ báo cáo tiếp theo.

Công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình lập báo cáo phân loại tiền thuế nợ theo người nộp thuế theo mẫu số 12/QLN tại ứng dụng quản lý nợ thuế để làm cơ sở đôn đốc thu nợ.

Về hồ sơ phân loại tiền thuế nợ

Công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình căn cứ vào trạng thái của NNT trên ứng dụng quản lý thuế để thực hiện phân loại tiền thuế nợ. Bộ phận kê khai và kế toán thuế có trách nhiệm cung cấp hồ sơ liên quan đến việc cập nhật trạng thái của NNT trên ứng dụng quản lý thuế để bộ phận quản lý nợ có cơ sở phân loại tiền thuế nợ.

Hồ sơ để phân loại nợ đối với từng khoản nợ, nhóm nợ căn cứ vào quy định của pháp luật.

Không thực hiện thanh toán, bù trừ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp

Đối với khoản nợ đã được phân loại vào nhóm tiền thuế nợ đang xử lý, tiền thuế không tính tiền chậm nộp bộ phận quản lý nợ thông báo cho bộ phận kiểm tra, kê khai và kế toán thuế để không thực hiện thanh toán, bù trừ.

Hủy bù trừ giao dịch nợ thuế

- Việc hủy các cặp giao dịch đã bù trừ chỉ được thực hiện vào các ngày trong tháng chưa khóa sổ thuế. Sau thời điểm khóa sổ không được phép thực hiện hủy bù trừ.

- Nếu phát hiện việc bù trừ của các tháng đã khóa sổ chưa chính xác dẫn đến sai nợ thuế, công chức quản lý nợ phối hợp với công chức bộ phận kê khai và kế

toán thuế thực hiện điều chỉnh dữ liệu của các tháng đã báo cáo vào báo cáo kỳ hiện tại (chưa khóa sổ) cho đúng với nghĩa vụ của NNT.

* Thực hiện đôn đốc thu nộp

Hàng tháng, ngay sau khi khóa sổ thuế và chốt kết quả phân loại tiền thuế nợ, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện như sau:

- Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế:

Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc bằng điện thoại. Trường hợp thủ trưởng cơ quan thuế giao nhiệm vụ đôn đốc nợ cho bộ phận kiểm tra thuế, quản lý các khoản thu từ đất, trước bạ và thu khác, quản lý thuế thu nhập cá nhân… thì các bộ phận này thực hiện đôn đốc bằng điện thoại.

Trường hợp đã được sự đồng ý của NNT và điều kiện về cơ sở hạ tầng thuận lợi, có thể đôn đốc qua hình thức nhắn tin và gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của NNT thông báo về số tiền thuế nợ. - Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện:

Lập thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế; các khoản nợ thuế của NNT tại Thông báo 07/QLN bao gồm các khoản nợ mới phát sinh từ 01 ngày trở lên.

- Trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt:

Sau khi lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt, bộ phận quản lý nợ gửi Thông báo 07/QLN cho NNT, không in Bảng kê kèm theo Thông báo 07/QLN.

Trường hợp NNT đề nghị thì gửi Thông báo 07/QLN kèm theo bảng kê qua thư điện tử (Email) cho NNT.

Trong tháng phận quản lý nợ lập danh sách tổng hợp Thông báo 07/QLN đã ban hành (theo mẫu số 14/QLN): bộ phận kê khai và kế toán thuế và các bộ phận có liên quan khác khi cần tra cứu các thông tin về Thông báo 07/QLN của NNT thực hiện khai thác, kết xuất trên ứng dụng quản lý thuế.

Sau khi ban hành Thông báo 07/QLN, nếu NNT phản ánh về số liệu tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)