Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
4.1.3. Lập kế hoạch thu tiền nợ thuế
* Giao chỉ tiêu thu tiền nợ thuế:
- Căn cứ chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm; Căn cứ dự toán thu Ngân sách Nhà nước đã giao Cục Thuế giao chỉ tiêu thu nợ thuế và biện pháp xử lý nợ thuế cho các Phòng, Chi cục Thuế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:
+ Tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12 không vượt quá 5% so với tổng số thu ngân sách nhà nước năm, 2014, 2015, 2016. Tổng số tiền thuế nợ để tính chỉ tiêu này không bao gồm các khoản:
- Tiền thuế nợ chờ xử lý (trường hợp đang thẩm định để xử lý: Miễn, giảm; gia hạn nộp thuế; xóa nợ; bù trừ hoàn; nộp dần tiền thuế nợ).
- Tiền thuế nợ khó thu (nợ của người nộp thuế: đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, bỏ địa chỉ kinh doanh, chờ giải thể, mất khả năng thanh toán, tiền thuế nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế không thu hồi được).
+ Thu trên 80 % các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 ngày thời điểm 31/12 năm trước.
+ Thu ít nhất 20% tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 tại thời điểm 31/12 năm trước.
Bảng 4.4. Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu thu nợ của Cục Thuế Hòa Bình năm 2014 - 2016
ĐVT: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số tiền nợ thuế KH thu nợ đến 31/12 Tổng số tiền nợ thuế KH thu nợ đến 31/12 Tổng số tiền nợ thuế KH thu nợ đến 31/12 1 DNNN Trung ương 2.338 1.870 10.765 8.612 57.800 46.240 2 DNN Địa phương 4.445 3.556 6.192 4.954 6.198 4.959 3 DN đầu tư nước ngoài 3.737 2.990 2.684 2.147 1.359 1.087 4 DN ngoài quốc doanh 197.179 157.744 219.449 175.559 240.268 192.215 5 Hộ kinh doanh 3.450 2.760 5.604 4.483 4.234 3.387 6 Các khoản thu khác 42.430 33.944 26.300 21.078 109 87
Tổng 253.580 202.864 270.994 216.833 309.968 247.975
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2017) Qua bảng đánh giá kế hoạch giao chỉ tiêu thu nợ thuế hàng năm Cục Thuế phân loại doanh nghiệp căn cứ theo tổng số tiền nợ thuế giao kế hoạch thực hiện phải xử lý 80% số tiền nợ thuế đến thời điểm 31/12/năm.
* Xây dựng kế hoạch thu nợ thuế
Trên cơ sơ chỉ tiêu thu nợ được giao các Chi cục Thuế, Phòng quản lý nợ thuế triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thường xuyên quan tâm công tác quản lý nợ thuế; Báo cáo UBND các cấp chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp tốt với cơ quan thuế trong công tác xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Hàng tháng, quý giao chỉ tiêu cụ thể cho các công chức quản lý nợ phối hợp bộ phận chức năng rà soát, phân tích đối chiếu xác định số tiền nợ thuế của người nộp thuế thực hiện đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy trình.
- Phân công công chức Phòng quản lý nợ theo dõi, phối hợp với các Chi cục Thuế huyện, thành phố đôn đốc và cưỡng chế thu hồi tiền nợ thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý.
Các Phòng, Đội khác có liên quan như: Bộ phận Kê khai, Kiểm tra thuế, Thanh tra thuế, Bộ phận ấn chỉ, Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Tin học, bộ phận quản lý các khoản thu về đất…phối hợp tốt với Phòng, Đội quản lý nợ trong công tác xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Bảng 4.5. Kế hoạch thu ngân sách, giao chỉ tiêu nợ thuế Cục Thuế Hòa Bình năm 2014-2016
ĐVT: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dự toán pháp lệnh Giao chỉ tiêu nợ thuế đến 31/12 Dự toán pháp lệnh Giao chỉ tiêu nợ thuế đến 31/12 Dự toán pháp lệnh Giao chỉ tiêu nợ thuế đến 31/12 1 DNNNTW 954.000 47,7 1.090.000 54,5 1.400.000 70,0 2 DNĐP, NN 56.000 2,8 79.000 3,9 73.000 3,6 3 Thuế NQD 320.000 16,0 350.000 17,5 435.000 21,8 4 Thuế TNCN 22.000 1,1 46.000 2,3 65.000 3,2 5 Thu về đất 155.935 7,8 141.000 7,1 220.000 11,0 6 Phí, Lệ phí 194.065 9,7 204.000 10,2 358.000 17,9 Cộng 1.702.000 85,1 1.910.000 95,5 2.551.000 127,5
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2014, 2015, 2016)
Qua bảng số liệu trên cho thấy ngay từ đầu năm Cục Thuế Hòa Bình đã giao dự toán thu ngân sách cụ thể theo loại hình doanh nghiệp và chỉ tiêu phấn đấu đến 31/12/năm tổng số tiền nợ thuế khoảng 5% trên tổng số thu NSNN.
Bảng 4.6. Đánh giá ý kiến của công chức thuế về lập kế hoạch giao chỉ tiêu thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình
ĐVT: người
Mức độ đánh giá Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)
1 - Tốt 5 16,6
2 - Khá 7 23,4
3 - Trung bình, còn hạn chế 18 60,0
Cộng 30 100,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua bảng đánh giá ý kiến của 30 công chức thuế về lập kế hoạch giao chỉ tiêu thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình giai đoạn năm 2014 đến 2016 ta thấy mức độ đánh giá tốt chỉ 16,6%, mức độ khá là 23,4%, còn lại có đến 60% đánh giá việc lập kế hoạch và giao chỉ tiêu thu nợ ở mức trung bình, còn hạn chế còn nhiều bất cập do vậy công tác quản lý nợ thuế chưa đạt được hiệu quả theo đúng chỉ tiêu thu nợ được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính giao.
* Ưu điểm:
- Công tác lập chỉ tiêu thu nợ thuế đã được quan tâm, chỉ tạo thực hiện đều đặn hàng năm, góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Chỉ tiêu thu nợ thuế được xây dựng hàng năm không chỉ là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình mà còn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế nói chung và cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác của các bộ, công chức.
* Hạn chế:
- Lập kế hoạch chỉ tiêu thu nợ không sát thực tế căn cứ mức qui định chung toàn ngành là 5% trên số thực thu ngân sách đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp không đánh giá và giao riêng cho từng loại hình chấp hành tốt và loại hình nào không chấp hành còn chây ỳ để nợ thuế kéo dài.
- Xây dựng kế hoạch đối với các trường hợp bị áp dụng biện pháp quản lý nợ còn quá ít, Cục Thuế mới chỉ tập trung vào số doanh nghiệp nợ thuế trọng điểm, số tiền thuế nợ thu hồi thông qua biện pháp cưỡng chế không cao. Thực trạng này một phần là do những chế tài liên quan đến vấn đề quản lý nợ thuế còn nhiều bất cập.