Các biện pháp phân công đôn đốc, xử lý tiền nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 64 - 71)

4.1.5.1. Các biện pháp đôn đốc nợ thuế

Bảng 4.8. Các biện pháp đôn đốc nợ thuế tại Cục Thuế Hòa Bình

ĐVT: số lần

TT Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015

1 Điện thoại, nhắn tin… 10.250 11.020 11.457 107,5 103,9 2 Thông báo nợ thuế 2.586 3.398 12.170 131,3 358,1 3 Xác minh thông tin 674 1.120 1.876 166,1 167,5 4 Công khai thông tin 0 43 248 100,0 576,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua số liệu tại bảng (4.8) ta thấy trong số các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ việc ra thông báo nợ thuế, chậm nộp tiền thuế và gọi điện thoại nhắc nhở là các biện pháp được thực hiện nhiều nhất. Đặc biệt là trong năm 2016, số lượng các biện pháp đôn đốc thu nợ tăng lên đáng kể và có thể nói những biện pháp này đã góp phần quan trọng vào việc hạn chế tăng nợ. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là những biện pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những đơn vị ý thức được nghĩa vụ của mình với NSNN, với những đơn vị có nợ ảo. Còn trên thực tế, rất nhiều đơn vị chây ỳ hoặc do khó khăn tài chính thì các biện pháp này thực sự không phát huy hiệu quả. Theo qui định hiện hành, NNT bị tính chậm nộp 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp, nhiều đơn vị có số nợ đọng lớn, số tiền chậm nộp hàng tháng lên đến hàng trăm triệu đồng Vì vậy, việc gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo tiền nợ thuế và tiền chậm nộp không hiệu quả với những doanh nghiệp này.

Hàng tháng, sau khi cơ quan thuế gửi thông báo nợ thuế và tiền chậm nộp cho doanh nghiệp thì rất nhiều doanh nghiệp lên đối chiếu, giải trình. Nhưng những DN này hầu hết lại là những doanh nghiệp có số tiền nợ thuế không nhiều hoặc nợ sai, nợ ảo. Còn các DN nợ lớn thì gần như không có phản hồi gì về số tiền chậm nộp. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nợ lớn hầu hết đều

là các doanh nghiệp chây ỳ hoặc thực sự khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, thực tế này cũng khiến chúng ta phải xem xét lại. Phải chăng chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh? qui định về tiền chậm nộp, cưỡng chế đối với các doanh nghiệp nợ lớn kéo dài, chây ỳ chưa thực sự chặt chẽ và có tính răn đe?

Thực tế, với mức phạt 0,03%/ngày hiện nay chỉ có tính răn đe với những đơn vị chậm nộp thuế không kéo dài và số nợ nhỏ hoặc những đơn vị do sơ suất nên chậm nộp thuế. Còn với những đơn vị thực sự khó khăn về tài chính thì mức phạt này chưa đủ tính răn đe, họ chấp nhận bị tính chậm nộp thuế để chiếm dụng tiền thuế thay vì phải đi vay ngân hàng với các điều kiện vay rất khó khăn. Do đó, nếu một doanh nghiệp cùng có số tiền nợ thuế và đồng thời có khoản tiền vay ngân hàng thì việc nợ đọng thuế và bị tính chậm nộp vẫn có lợi hơn việc phải đi vay ngân hàng. Đây cũng chính là điểm mà NNT có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn NSNN. Điều này cũng có nghĩa là khoản tiền nợ thuế của doanh nghiệp chỉ bị tính theo “lãi đơn”. Trong khi đó, khi vay vốn ngân hàng, tất cả đều phải áp dụng qui tắc tính “lãi kép”, lãi đẻ ra lãi. Chính qui định này cũng phần nào làm giảm tính răn đe của biện pháp tính chậm nộp tiền thuế. Khiến cho doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chiếm dụng vốn NSNN và không thực sự ý thức trong việc nộp tiền thuế nợ và tiền chậm nộp thuế. Nhiều doanh nghiệp chỉ cố gắng và ý thức nộp khoản tiền nợ thuế còn với tiền chậm nộp thì hầu như không có ý thức nộp. Do đó, đôi khi biện pháp này chưa thực sự hiệu quả mà chỉ làm cho tổng số tiền nợ thuế ngày một tăng cao.

Ngoài hai biện pháp đôn đốc chính là gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi mail nhắc nhở và thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp tiền thuế thì biện pháp gửi thông tin xác minh ngân hàng đối với các khoản nợ từ 60 ngày trở lên cũng là 1 trong các biện pháp để cảnh báo đôn đốc với những doanh nghiệp nợ thuế. Tuy biện pháp này không có tính răn đe cao, nhưng đây là một bước quan trọng để áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với các doanh nghiệp có số nợ thuế lâu dài, cố tình chây ỳ.

Trong năm 2015, 2016 cơ quan thuế đã áp dụng thêm biện pháp đôn đốc “Công khai thông tin người nợ thuế” trên phương tiện thông tin đại chúng như là Wesite của cơ quan thuế hoặc Báo Hòa Bình và Đài truyền thanh vàTruyền hình của huyện, thành phố, tỉnh. Đây là biện pháp xử lý tiền nợ thuế khá mới, nhưng lại có hiệu quả cao trong việc đôn đốc nợ thuế. Hàng tháng khi khóa sổ nợ, cơ

quan thuế sẽ lựa chọn ra một số doanh nghiệp để công khai thông tin bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, số thuế còn nợ thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ biện pháp này mà một số các doanh nghiệp nợ, do sợ mất uy tín kinh doanh hoặc bất lợi trong thông tin đấu thầu sẽ phải nộp tiền thuế còn nợ vào ngân sách nhà nước. Cũng với biện pháp này, người dân sẽ hiểu hơn về tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp và cùng có các biện pháp động viên các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.

Vì vậy, để các biện pháp đôn đốc thu nợ và công tác quản lý nợ thuế phát huy hiệu quả cao nhất thì cần xem xét lại các qui định, chế tài liên quan đến tính tiền chậm nộp tiền thuế.

Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả công tác đôn đốc thu nợ thuế, chúng ta cần xem xét cụ thể các hình thức nợ đọng tiền thuế ở từng sắc thuế để đánh giá bản chất của việc nợ đọng thuế, nguyên nhân thực sự của việc nợ đọng tiền thuế.

Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của công chức thuế về công tác đôn đốc nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

ĐVT: người TT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) 1 - Tốt - - 2 - Khá 17 56,6 3 - Trung bình, còn hạn chế 13 43,4 Cộng: 30 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua bảng (4.9) ý kiến đánh giá của 30 công chức về công tác đôn đốc tiền nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, ta thấy có 56,6% đánh giá mức độ loại khá, 43,4% đánh giá chỉ ở mức độ trung bình, còn hạn chế căn cứ theo tỷ lệ tiền nợ thuế tăng lên hàng năm, số tiền nợ thuế chiếm tỷ lệ nợ trên số thu ngân sách cao hơn qui định của Tổng cục Thuế có thể nhận thấy công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đạt kết quả thấp.

52

Bảng 4.10. Tổng hợp ban hành quyết định hành chính thuế của Cục Thuế Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: triệu đồng

Biện pháp thực hiện Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So Sánh 2015/2014 2016/2015 Tăng giảm Tỷ lệ (%) Tăng giảm Tỷ lệ (%) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản Đối tượng CC 512 261 742 (251) 51,0 481 284,29 Tổng số nợ CC 247.398 207.683 377.571 (39.715) 83,9 169.888 181,8

Số tiền thu được 4.876 9.106 25.345 4.230 186,8 16239 278,33

Quyết định thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

Đối tượng CC 45 49 124 4 108,9 75 253,06

Tổng số nợ CC 42.160 37.629 156.730 (4.531) 89,3 119.101 416,51

Số tiền thu được 0 0 6.526 0 6.526

Quyết định thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ

Đối tượng CC 0 0 2 0 2

Tổng số nợ CC 0 0 58.674 0 58.674

Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp

Đối tượng CC 0 0 2 0 2

Tổng số nợ CC 0 0 452 0 452

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2018)

Qua số liệu tại Bảng 4.10 cho thấy, trong 6 biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế đưa ra thì hiện tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã thực hiện được 4 biện pháp, và trong đó Trong đó biện pháp “Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ” và biện pháp “Thu hồi giấy phép đăng kí kinh doanh” mới được Cục Thuế thực hiện từ năm 2016 và số lượng người nộp thuế đưa vào diện cưỡng chế theo biện pháp này cũng rất hạn chế và chưa thu được số tiền thuế nợ từ 2 biện pháp này.

Năm 2015 biện pháp trích tiền từ tài khoản giảm 251 lượt cưỡng chế tương đương với giảm 51% so với năm 2014. Đến năm 2016 số lượt cưỡng chế bằng biện pháp này lại tăng khá cao 481 lượt cưỡng chế tương đương với 284% so với năm 2015. Tuy số lượt cưỡng chế có giảm của năm 2015 so với năm 2014 nhưng số tiền cưỡng chế thu được từ biện pháp này tăng đều qua 3 năm.

Trong năm những năm gần đây, với việc sự ra đời của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật quản lý thuế củng cố thêm về việc kê khai thông tin tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp đã thuận tiện hơn trong công tác cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản. Theo đó, đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013. Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, định kỳ hàng quý khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan thuế. Vì vậy, Cục Thuế bổ sung được thông tin về tài khoản ngân hàng của các NNT phục vụ cho công tác cưỡng chế. Hơn nữa, Cục Thuế cũng đã tích cực mời các đơn vị có số nợ lớn, kéo dài lên làm việc, thực hiện thu thập thông tin và ra quyết định cưỡng chế kịp thời, phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc và các tổ chức tín dụng thực hiện cưỡng chế theo luật định, tổ chức cưỡng chế nợ bằng biện pháp Trích tiền từ tài khoản NNT đạt được hiệu quả cao.

Có thể thấy nguyên nhân của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế không đạt hiệu quả cao là do: các doanh nghiệp có số tiền nợ thuế lớn hầu hết không có tiền trong tài khoản tại các ngân hàng nên nhiều trường hợp không thực hiện cưỡng chế được, hoặc có trường hợp ngân hàng chậm cung cấp thông tin dẫn đến không có cơ sở để xử lý, do đó số nợ thu được còn ít so với yêu cầu đặt ra.

Biện pháp cưỡng chế “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng” là biện pháp được Cục Thuế áp dụng khá tốt. Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường thì phải thực hiện bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đồng thời thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng mới có cơ sở ghi nhận doanh thu. Trong khi đó, quyết định cưỡng chế “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng” có hiệu lực trong vòng 01 năm. Tức trong vòng 01 năm này, đơn vị không thể thực hiện việc xuất hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ, không có doanh thu trong khi đó vẫn phải thực hiện hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, và phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Và thực tế đơn vị đã gặp khó khăn thì nay lại càng khó khăn. Đối với các đối tượng áp dụng biện pháp này, cơ quan thuế cần xác định được tình hình nợ đọng của đơn vị. Một mặt kiên quyết áp dụng cưỡng chế đối với các đơn vị cố tình chây ỳ không nộp thuế vào NSNN, mặt khác phải tạo được điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu bền vững cho NSNN, tránh tình trạng triệt thu. Để chia sẻ, tháo gỡ và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp đang bị cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp “thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng”. Trường hợp người nộp thuế đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, nếu người nộp thuế có văn bản đề nghị được sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn trả lương công nhân, trả các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn lẻ với điều kiện người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ được sử dụng và nộp một phần tiền thuế nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng. Đây là một trong những giải pháp linh hoạt của cơ quan thuế vừa giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh, vừa thu hồi được tiền thuế nợ.

Đối với biện pháp cưỡng chế “Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ”, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã bắt đầu mới thực hiện trong năm 2016 đối với 2 đơn vị. Sau khi mời doanh nghiệp lên để nắm bắt tình hình kinh doanh đơn vị, công chức thuế nhận thấy khó khăn của DN là do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn từ các doanh nghiệp. Để chia sẻ với DN Cục Thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế “Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ”. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp cưỡng

chế này còn nhiều khó khăn, như là các bên nắm giữ tài sản của doanh nghiệp thường là ở các tỉnh khác nên việc thu thập thông tin là khó khăn hoặc khi có thu thập được đầy đủ thông tin thì việc chấp hành biện pháp cưỡng chế của của người lắm giữ tài sản là chưa có. Chính vì vậy mà qua 2 lần áp dụng nhưng chưa thu được kết quả từ biện pháp này.

Với biện pháp cưỡng chế bằng hình thức kê biên tài sản phải phối hợp thẩm tra, xác minh với nhiều cơ quan nên thời gian kéo dài, trong khi đó việc kê biên tài sản là rất khó thực hiện do cơ quan thuế không có nhân lực và kho tàng để quản lý tài sản kê biên, do đó không thể thực hiện được biện pháp này. Biện pháp dừng làm thủ tục hải quan hay thu hồi giấy phép kinh doanh để thu nợ thì hiện nay lại chưa có quy chế phối hợp giữa ngành Thuế và ngành Hải quan, giữa ngành Thuế và cơ quan cấp giấy phép đầu tư nên hầu hết chưa thể thực hiện. Đây cũng là một bất cập cần được cơ quan thuế và các ban, ngành hữu quan xem xét để giải quyết trong thời gian tới.

* Ưu điểm:

Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã triển khai áp dụng quy trình cưỡng chế nợ thuế số 751/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế đối với các doanh nghiệp có số nợ lớn kéo dài và cố tình chây ỳ nợ thuế. Hầu hết các doanh nghiệp trước khi thực hiện cưỡng chế Cục Thuế đều mời doanh nghiệp lên làm việc để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khó khăn của đơn vị, động viên đơn vị nộp tiền thuế còn nợ vào NSNN, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nuôi dưỡng nguồn thu đồng thời kiên quyết thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế đối với các đơn vị có nợ đọng lớn, kéo dài, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ của mình với NSNN. Đây cũng là một yếu tố nhân văn Cục Thuế muốn chia sẻ những khó khăn với những doanh nghiệp, cùng đồng hành với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 64 - 71)