Kinh nghiệm quản lý nợ thuế trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 39 - 40)

Tham khảo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế trên thế giới như:

Cơ quan thuế Nhật Bản quản lý nợ tiền thuế theo “Luật cưỡng chế thu nợ thuế Nhà nước”.

- Mục đích của xử lý chậm nộp tiền thuế là nhằm bảo đảm việc nộp thuế nhà nước bảo đảm công bằng về gắnh nặng thuế. Trường hợp người nộp thuế không nộp thuế khi đến thời hạn được coi là chậm nộp tiền thuế, nhà nước thực hiện các nghiệp vụ xử lý nợ thuế gồm 2 bước như sau:

Bước 1:

+ Gặp trực tiếp xác định nguyên nhân chậm nộp tiền thuế. + Nguyên nhân phải nộp thuế.

+ Ý thức trong việc nộp thuế.

+ Tình hình thu, chi của đối tượng nợ tiền thuế (Tình hình gia đình, cuộc sống, kinh doanh và tài sản nợ…)

Bước 2:

Trong trường hợp doanh nghiệp, người nộp thuế không chấp hành nộp thuế mà cơ quan thuế đã thông báo nhiều lần. Cơ quan thuế cần thiết phải điều tra tài của người chậm nộp, cán bộ thu nơ thuế có quyền chấp vấn hoặc kiểm tra hồ sơ, sổ sách liên quan đến tài sản của người chậm nộp và có thể yêu cầu sự hợp tác của các cơ quan quản lý, cơ quan Chính phủ (Điều 188, Luật cưỡng chế thu nợ thuế nhà nước, Nhật Bản).

+ Cán bộ thu nợ thuế có quyền có quyền được điều tra khám xét vận dụng hoặc nơi ở của người chậm nộp trong trường hợp cần thiết để xử lý chậm nộp tiền thuế (Khoản 1, Điều 42, Luật cưỡng chế thu nợ nhà nước, Nhật Bản).

+ Trong 10 ngày kể từ ngày gửi giấy đôn đốc nộp thuế mà người chậm nộp tiền thuế vân không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cán bộ thu nợ thuế phải tiến hành tịch biên tài sản của người chậm nộp thuế để đảm bảo tài sản ở trạng thái có thể chuyển đổi thành tiền để nộp tiền nợ thuế (Điều 47, Luật cưỡng chế thu nợ thuế nhà nước, Nhật Bản).

Theo các bước đôn đốc thu hồi tiền nợ thuế của Nhật Bản (2 bước) so với các quy trình đôn đốc cưỡng chế nợ thuế của Việt Nam (6 bước) ta thấy các bước đôn đốc thu nợ thuế của Nhật ngắn gọn hiệu quả hơn và ít thủ tục hành chính. Các biện pháp áp dụng mạnh hơn và sự phối hợp với các cơ quan chức năng mang tính hiệu quả cao mà Cơ quan thuế Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 39 - 40)