Thức tuân thủ của người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp trên

4.2.3. thức tuân thủ của người nộp thuế

Một hạn chế của công tác quản lý nợ là tình trạng một số doanh nghiệp cố tình dây dưa, chây ỳ, chiếm dụng tiền vốn NSNN. Do vậy hiệu quả công tác quản lý nợ thuế phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho NNT. Đánh giá về tính tự giác của người nộp thuế liên quan đến nhiều nội dung như công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã đạt yêu cầu chưa, nội dung tuyên truyền có rễ hiểu không, hình thức tuyên truyền như thế nào cũng là một tiêu chí để đánh giá ý thức tuân thu và tính tự giác của người nộp thuế. Nhưng riêng đối

với các trường hợp người nộp thuế chây ý nợ thuế kéo dài thì đòi hỏi cơ quan thuế cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh mang tính dăn đe nhưng phải đảm bảo đúng Luật thuế hiện hành.

Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá của công chức thuế về ý thức tuân thủ và tính tự giác của các doanh nghiệp nợ tiền thuế

ĐVT: người TT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) 1 - Tốt - - 2 - Khá 18 60 3 - Trung bình, còn hạn chế 12 40 4 - Không ý kiến - - Cộng 30 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua kết quả đánh giá về ý thức tuân thủ và tính tự giác của các doanh nghiệp nợ thuế có 18 công chức bằng 60% các doanh nghiệp chấp hành tốt nhưng do để tiền thuế quá hạn nộp không kịp thời do nhiêu nguyên nhân khách quan như doanh nghiệp chưa thu được hồi vốn hoặc để tiền trả lương công nhân duy trì hoạt động của doanh nghiệp; có 12 công chức bằng 40% đánh giá ý thức tuân thủ của doanh nghiệp nợ thuế còn hạn chế thuộc các doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế hoặc đầu tư sai mục đích (như Cty TNHH Bia Hòa Bình, sản xuất bia, nước ngọt; Cty TNHH Thiên Dưỡng, kinh doanh nông sản) dùng tiền nộp thuế để đầu tư bất động sản như do thị trường bất động sản đóng băng không thu hồi được vốn dẫn đến nợ thuế kéo dài.

Bảng 4.20. Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp nguyên nhân nợ tiền thuế

ĐVT: người

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷlệ(%)

1 Do khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh 21 52,5 2 Do chiếm dụng tiền thuế làm vốn KD 19 47,5 3 Do khách hàng nợ, dùng tiền thuế để trả lương - - 4 Do tiền chậm nộp vẫn còn thấp - -

Tổng 40 100

Theo đánh giá các doanh nghiệp có 52,5% do khó khăn về tài chính, mất khả năng nhiều do nguyên nhân như đầu tư sai hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh (Cty CP XD Hòa Bình nợ thuế 4,0 tỷ đồng, Cty XD Thành An nợ 7,9 tỷ đồng); 47,5% các doanh nghiệp XDCB mượn vốn của nhau để đầu tư cho mục đích kinh doanh của Công ty mình sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty khác chủ yếu là các Cty cung cấp vật liệu XD...

Bảng 4.21. Đánh giá của doanh nghiệp về tính chậm nộp tiền thuế hiện nay

ĐVT: người

STT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Phù hợp 21 52,2

2 Chưa phù hợp, cần thay đổi cao hơn - - 3 Chưa phù hợp, cần thay đổi thấp hơn 19 47,5

Cộng 40 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Tỷ lệ tính chậm nộp tiền thuế là ở mức 0,03%/ngày theo đánh giá là 52,2% là phù hợp, 47,5% chưa phù hợp cần thấp hơn. Với tỷ lệ 0,0,3% /ngày mức vay cả năm là 10,8% /năm, trong khi đó đối với doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại đang ở mức 8-9%/năm. Do vậy mức tỷ lệ tính chậm nộp tiền thuế là 10,8% cao hơn vay ngân hàng, mục tiêu chính không để doanh nghiệp lợi dụng nợ tiền thuế để làm vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)