Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 45 - 48)

* Đặc điểm dân số và lao động

Thông tin về dân số và lao động của tỉnh Hòa Bình bao gồm 1 thành phố và 10 huyện, tính đến ngày 31/12/2015 dân số của tỉnh là 806,1 nghìn người, phân theo khu vực: thành thị 121,1 nghìn người (chiếm 15,02%), nông thôn 685,0 người (chiếm 74,98%).

Tốc độ tăng bình quân 1,06%/năm. Theo số liệu điều tra, cộng đồng dân tộc Hoà Bình có khoảng 30 dân tộc, trong đó có 06 dân tộc có số dân đông nhất là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mông. Dân tộc Mường chiếm 60,3% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình 725 người/km2. Lao động: tính đến hết năm 2012 tỉnh có 539,56 nghìn người đang làm việc trong các ngành (chiếm 66,6% dân số). Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 361,99 nghìn người (chiếm 67,4%), công nghiệp và xây dựng là 84,86 nghìn người (chiếm 15,8%), dịch vụ 90,23 nghìn người (chiếm 16,80%).

Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh giảm từ 83,5% năm 2005 xuống 73,9% năm 2010 (giảm 9,6%) và

xuống 67,4% năm 2012; tỉ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,8% năm 2005 lên 12,5% năm 2010 (tăng 6,7%) và lên 15,8% năm 2012, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng từ 10,7% năm 2005 lên 13,6% năm 2010 (tăng 2,9%) và lên 16,8% năm 2012.

* Đặc điểm phát triển giáo dục, y tế, văn hóa

Về giáo dục: Ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động trong toàn ngành. Năm học 2015 - 2016 các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục ở các bậc học cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng, nhận thức, phẩm chất đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên được chú trọng. Cơ sở vật chất giáo dục từng bước được tăng cường về số lượng và chất lượng.

Về Y tế: Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, chủ động tích cực phòng chống dịch, thường xuyên theo dõi giám sát dịch tễ tại cộng đồng, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân hưởng ứng tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”, chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt quy chế chuyên môn, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và nâng cao tinh thần phục vụ, chăm sóc người bệnh.

- Về văn hoá, thể thao: Nhằm có thể đưa nhanh và nhiều các sinh hoạt văn hoá của cả nước về với nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống các thiết chế văn hoá cơ sở gồm: Thư viện, điểm bưu điện văn hoá xã và các đội văn nghệ quần chúng ở hầu khắp các bản, làng.

Ngành văn hoá tỉnh đã tuyên truyền lối sống lành mạnh, góp phần từng bước xoá bỏ các hủ tục mê tín dị đoan. Một số lễ hội truyền thống đã được khuyến khích khôi phục và duy trì nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần bảo tồn di sản văn hoá dân tộc (lễ hội Sên Mường; Mo Mường...).

Duy trì các hoạt động phát thanh - truyền hình, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh

- quốc phòng trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

* Đặc điểm phát triển kinh tế của tỉnh

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình phát triển ổn định. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong tỉnh khá sôi động với đủ các loại ngành nghề: công nghiệp, dịch vụ, sản xuất, vận tải, xây dựng…

Trải qua hơn hai thập kỷ, kể từ ngày tái lập tỉnh 10/1991 đến nay, Đảng bộ quân và dân Hòa Bình tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng, Nhà nước khởi xướng. Đó cũng là thời gian thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra. Kết quả nền kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển khá, tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội toàn diện, vững chắc tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm các tệ nạn xã hội, tăng cường công tác quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững chắc.

Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển khá, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng và đạt kết quả nổi bật. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường, công tác đối ngoại được mở rộng; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng địa phương được tăng cường; công tác chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tốt (UBND tỉnh Hòa Bình, 2017).

Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời có sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế và các vùng trong tỉnh. Về cơ cấu thành phần kinh tế: các DN Nhà nước được tổ chức, sắp xếp lại, nhiều DN được cổ phần hóa hoặc giao khoán cho người lao động nhằm đảm bảo cho các DN sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thông thoáng để khuyến khích các DN phát triển cả số lượng và quy mô, nhiều DN có dự án lớn như nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy xi măng Sông Đà, nhà máy xi măng

Trung Sơn, nhà máy xi măng X18, … đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 45 - 48)