Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 48)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu đã công bố :

Các thông tin, số liệu thu thập là những tài liệu, số liệu đã báo cáo, phân tích, thảo luận, gồm:

- Thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động quản lý nợ thuế, báo cáo tổng kết công tác quản lý thu NSNN từ năm 2014 đến năm 2017 của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình.

- Các tài liệu, số liệu phản ánh thực trạng hoạt động chấp hành chính sách pháp luật về công tác quản lý nợ thuế, thực trạng thực hiện các giải pháp của Cục Thuế nhằm nâng cao công tác quản lý nợ thuế.

- Các thông tin, số liệu được thu thập từ các phòng chức năng thuộc Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, từ cơ quan liên quan, sách báo, tạp chí thuế, mạng internet, ... liên quan đến công tác quản lý nợ thuế.

- Thu thập tài liệu về công tác xử lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Cục Thuế tỉnh Hòa Bình.

- Những định hướng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế

- Số liệu thu thập mới:

Số liệu sơ cấp là các thông tin thu thập được thông qua việc điều tra trực tiếp từ cán bộ làm công tác thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình và Chi cục Thuế huyện Yên Thủy và các Doanh nghiệp nợ thuế, các cơ quan phối hợp trong công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình để làm rõ thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ cơ quan thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, Chi cục Thuế huyện Yên Thủy Các đơn vị phối hợp đôn đốc và xử lý cưỡng chế nợ thuế; Một số doanh nghiệp do văn phòng Cục Thuế tỉnh Hòa Bình và Chi cục Thuế huyện Yên Thủy quản lý để điều tra, khảo sát thu thập thông tin về nguồn lực, tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về nợ thuế của doanh nghiệpở các lĩnh vực ngành nghề.

Bảng 3.1. Số thu và tỷ lệ nợ thuế của đơn vị chọn điểm nghiên cứu

ĐVT: triệu đồng

TT Đơn vị

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số thu NSNN Tỷ lệ nợ thuế (%) Số thu NSNN Tỷ lệ nợ thuế (%) Số thu NSNN Tỷ lệ nợ thuế (%) 1 VP Cục Thuế 1.520.000 8,1 1.783.000 9,3 1.980.000 7,6 2 CCT Yên Thủy 25.000 6,0 31.000 7,5 24.400 6,9 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2017)

Bảng 3.2. Số doanh nghiệp nợ thuế tại Cục Thuế Hòa Bình qua các năm 2014 - 2016

ĐVT: doanh nghiệp

TT Loại doanh nghiệp

Năm

Ghi chú 2014 2015 2016

A Tổng số doanh nghiệp 2.584 3.063 3.283

1 - Doanh nghiệp nhà nước 187 187 188 2 - Doanh nghiệp ĐTNN 30 32 38 3 - Doanh nghiệp NQD 2.367 2.844 3.057

B Số doanh nghiệp nợ thuế 901 935 1.016

1 - Doanh nghiệp nhà nước 13 14 14 2 - Doanh nghiệp ĐTNN 6 8 17 3 - Doanh nghiệp NQD 882 913 985

C Tỷ lệ doanh nghiệp nợ thuế(%) 34,8 30,5 30,9

1 - Doanh nghiệp nhà nước 6,9 7,4 7,4 2 - Doanh nghiệp ĐTNN 20,0 40,0 44,7 3 - Doanh nghiệp NQD 37,2 32,1 32,2

Bảng 3.3. Số lượng phân bổ mẫu điều tra ĐVT: người TT Các đơn vị tổ chức Tổng số công chức, nhân viên Số được điều tra A 1 2 Cán bộ công chức thuế - Công chức văn phòng - Công chức CCT huyện 147 121 26 30 20 10 B 1 2 3 Đơn vị phối hợp - Kho bạc nhà nước - Ban QL các dự án - Ngân hàng thương mại

615 157 36 422 20 5 5 10 C 1 2 Tổ chức, cá nhân nợ thuế - DN thuộc Cục Thuế HB - DN thuộc CCT Yên Thủy

464 381 83 40 30 10 Tổng cộng 1.226 90 Nguồn: Tác giả (2018) + Tại Văn phòng Cục Thuế chọn 20 công chức thuế (Phòng QLN thuế có 10 cán bộ chuyên làm công tác QLN thuế);

+ Tại các Chi cục Thuế huyện Yên Thủy chọn 10 cán bộ thuế; + Các đơn vị phối hợp Kho bạc nhà nước chọn 05 cán bộ; + Ban Quản lý dự án chọn 05 cán bộ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các ngân hàng thương mại chọn 10 nhân viên;

Tại các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chọn các doanh nghiệp có số thuế nợ lớn, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề chọn 40 doanh nghiệp để điều tra, phỏng vấn trực tiếp.

Đối với phiếu điều tra của cán bộ công chức sử dụng để thu thập ý kiến cán bộ chuyên môn văn phòng Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, Chi cục Thuế huyện Yên Thủy về công tác quản lý nợ thuế và các biện pháp, giải pháp công tác quản lý nợ thuế.

3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống các chỉ tiêu để nghiên cứu đề tài, bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện, thành phố do Cục Thuế và các Chi cục Thuế quản lý (số lượng, cơ cấu, qui mô DN);

- Các chỉ tiêu về số tiền nộp thuế, số tiền nợ thuế qua các năm từ 2014 đến 2017 đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng các doanh nghiệp đang hoạt động.

+ Các chỉ tiêu về thuế, nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. + Số lượng và tỷ lệ nợ thuế, mức nợ bình quân 1 trên doanh nghiệp.

+ Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ doanh nghiệp có số tiền nợ thuế.

+ Số tiền nợ thuế từ đầu năm, số thuế phát sinh nợ thuế trong năm, số thuế nợ đã nộp trong năm, số nợ thuế còn lại đến cuối năm 31/12.

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế của Cục Thuế tỉnh Hòa Bỉnh.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả : Sử dụng các chỉ số tuyệt đối, tương đối bình quân để mô tả thực trạng về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo các qui định của Luật Quản lý thuế.

- Sử dụng phương pháp so sánh : Tính toán và tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan, so sánh giữa các năm, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch…

- Sử dụng phương pháp thông tin thu thập của các doanh nghiệp có nợ tiền thuế, các công chức làm về công tác quản lý nợ thuế và các đơn vị phối hợp. Đánh giá các yếu tố anh hường, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nợ thuế làm cơ sở đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

4.1.1. Cơ cấu hệ thống tổ chức của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Cục Thuế tỉnh Hòa Bình được thành lập năm 1991 sau khi tách từ tỉnh Hà Sơn Bình.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Bộ Tài chính (2010) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Căn cứ Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc Cục Thuế.

1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế 2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế

3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 4. Phòng Kiểm tra thuế

5. Phòng Thanh tra thuế

6. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán 7. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân 8. Phòng Kiểm tra nội bộ

9. Phòng Tin học: Cục trưởng Phó cục trưởng Phó cục trưởng Phụ trách chung

10.Phòng Tổ chức cán bộ:

11.Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ:

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Hòa Bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các Chi cục Thuế: gồm 11 Chi cục: 1. Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình 2. Chi cục Thuế huyện Cao Phong 3. Chi cục Thuế huyện Tân Lạc 4. Chi cục Thuế huyện Mai Châu 5. Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn 6. Chi cục Thuế huyện Yên Thuỷ 7. Chi cục Thuế huyện Kim Bôi 8. Chi cục Thuế huyện Lạc Thuỷ 9. Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn 10.Chi cục Thuế huyện Lương Sơn 11.Chi cục Thuế huyện Đà Bắc

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức các chi cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Bộ Tài chính (2010) + Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:

+ Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học + Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế + Đội Kiểm tra thuế

Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phụ trách chung

+ Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân + Đội Nghiệp vụ - Dự toán

+ Đội Kiểm tra nội bộ

+ Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác + Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ- ấn chỉ + Đội thuế liên xã, phường, thị trấn

Bảng 4.1. Số lượng công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2014-2017)

ĐVT: người

TT Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 A Tổng số công chức thuế 476 456 415 418

1 Công chức quản lý nợ thuế 31 33 34 35

- Tại Cục Thuế 7 8 8 9

- Tại Chi cục Thuế 24 25 26 28 2 Tỷ lệ công chức QLN(%) 6,5 7,2 8,2 8,3

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2018) Tổng số công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tăng đạt chỉ tiêu cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ thuế năm 2016 chiếm khoảng 8% trên tổng biên chế toàn Cục Thuế, nguyên nhân tăng công chức làm công tác quản lý nợ thuế do số lượng doanh nghiệp nợ tiền thuế tăng kèm theo số nợ thuế tăng. Đây cũng là để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý nợ thuế nói riêng, nó mang ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên so với thực tế công việc thì số lượng cán bộ QLN như vậy vẫn còn rất mỏng. Một số Chi cục Thuế chỉ có một cán bộ và một Đội trưởng kiêm nghiệm thêm việc khác như quản lý trước bạ và thu khác (tiền cấp đất, thuế đất...). Mỗi công chức vừa quản lý doanh nghiệp, hàng tháng hàng quý làm báo cáo, phục vụ kiểm toán nhà nước, thanh tra chính phủ, báo cáo gấp của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính... Điều này ảnh hưởng tới việc nghiệp vụ công tác quản lý nợ thuế đối với từng doanh nghiệp mà mỗi cán bộ được phân công theo dõi, quản lý.

Trình độ cán bộ QLN thuế cũng còn nhiều bất cập. cụ thể hiện nay: - Thạc sỹ : 3 người - chiếm 8,8%

- Đại học : 27 người - chiếm 79,4% - Cao đẳng: 02 người - chiếm 5,9% - Trung cấp: 02 người - chiếm 5,9%

Trình độ cao đẳng, trung cấp, cán bộ nhiều tuổi, sắp về hưu vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn từ đó dẫn tới việc áp dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu trên phần mềm mới gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó tư tưởng làm việc của thế hệ cũ đôi khi gây bất lợi cho người nộp thuế. Những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong công việc không nhiều trong khi đó số lượng doanh nghiệp có số tiền thuế nợ lớn, tuổi nợ kéo dài khá nhiều. Từ đó việc phân công quản lý nợ thuế đối với những doanh nghiệp này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra.

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá công chức thuế về sắp xếp bộ máy trong công tác QLN thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

ĐVT: người TT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) 1 - Tốt 7 23,3 2 - Khá 12 40,0 3 - Trung bình, còn hạn chế 9 30,0 4 - Không ý kiến 2 6,7 Cộng: 30 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua bảng Đánh giá ý kiến của 30 công chức thuế về việc sắp xếp bộ máy trong công tác quản lý nợ thuế ta thấy chỉ có 23,3% số công chức được đánh giá là tốt; 40% đánh giá loại khá và 30% nhận xét đánh giá chỉ ở mức độ trung bình, còn hạn chế do vậy công tác sắp xếp bộ máy làm về công tác xử lý tiền nợ thuế yêu cầu công chức cần phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xử lý nợ và có kinh nghiệm làm việc tiếp xúc đối thoại với các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.

*Ưu điểm:

- Cục Thuế đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức quản lý nợ thuế một cách khép kín từ khâu phát sinh đến khi kết thúc nợ, đảm bảo quản lý được 100% các đối tượng nợ. Đồng thời, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã có sự sắp xếp lại doanh nghiệp cũng như sắp xếp lại sự phân công quản lý nợ thuế vừa theo

ngành nghề, vừa theo qui mô, liên kết giữa sự phân công ở các bộ phận với sự phân công tại phòng QLN để tăng cường sự phối hợp giữa các phòng trong quản lý, đôn đốc thu nộp và điều chỉnh nợ thuế.

* Hạn chế:

- Chưa sắp xếp bộ máy làm về công tác quản lý nợ thuế rất thiếu và phải kiêm nghiệm làm cả bộ phận thu về sử dụng đất, và thu lệ phí trước bạ đất, thu khác...

- Việc giao chỉ tiêu thu nợ thuế chưa sát thực, còn mang tính chất cào bằng không chi tiết theo từng khoản nợ, từng sắc thuế, phân nhóm từng doanh nghiệp nợ thuế.

4.1.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiêp

Trong quá trình triển khai công tác quản nợ thuế, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình nhận thấy đối tượng nợ thuế bao gồm cả Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với số lượng DN ngày càng nhiều, tốc độ gia tăng này ngày càng tạo áp lực cho công tác quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng, mà đặc biệt số gia tăng tập trung chủ yếu ở loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN có vốn tư nhân). Thông qua việc đăng ký mã số thuế theo loại hình doanh nghiệp, cơ quan thuế thực hiện phân loại và theo dõi đối tượng quản lý, các DN có nghĩa vụ phải nộp các loại tờ khai, báo cáo thuế với cơ quan quản lý thuế theo quy định của luật quản lý thuế.

- Đánh giá tỷ lệ nợ các khoản thuế phí quan các năm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng tiền nợ thuế năm 2014 so với 2015 tăng 6,3%; năm 2015 so năm 2016 tăng 14,4%, chi tiết các khoản nợ thuế như sau.

+ Về thuế, phí: chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80% trên tổng số tiền nợ thuế chủ yếu là thuế GTGT chiếm từ 66% đến75%, do các doanh nghiệp kê khai theo tháng và quý không nộp đúng hạn theo qui định của Luật Quản lý thuế.

+ Các khoản nợ về đất chiếm chiếm từ 7% đến 10% trên tổng số tiền nợ thuế, khoản tiền nợ này ít biến động lớn.

+ Đối với khoản tiền phạt và tiền chậm nộp tăng nhanh quan các năm do các doanh nghiệp nộp chậm tiền nợ thuế phải tính tiền châm nộp theo các mức theo từng giai đoạn tính chậm nộp (Trước 01/7/2016 tính 0,05%; sau ngày 01/7/2016 tính 0,03% trên ngày).

Bảng 4.3. Tổng hợp số tiền nợ thuế của Cục Thuế Hòa Bình tại thời điểm 31/12 năm 2014 - 2016

ĐVT: triệu đồng

TT CHỈ TIÊU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền nợ Tỷ lệ (%) Số tiền nợ Tỷ lệ (%) Số tiền nợ Tỷ lệ (%) Tổng 253.295 270.993 309.855 A Thuế, phí 205.184 81 193.686 71,5 226.812 73,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 48)