Phối hợp trong công tác xử lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 83 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp trên

4.2.4. Phối hợp trong công tác xử lý nợ thuế

* Công tác phối hợp trong cơ quan thuế

Đối với các khoản nợ có khả năng thu: Bộ phận kiểm tra thuế phối hợp thực hiện phân tích cụ thể nguyên nhân, tình trạng nợ thuế đối với từng người nộp thuế, đôn đốc quyết liệt không để nợ mới phát sinh.

Đối với khoản nợ khó thu: Bộ phận quản lý nợ phối hợp các phòng kiểm tra, các chi cục thuế rà soát các khoản nợ phân loại vào nợ khó thu trong đó đặc biệt lưu ý các trường hợp bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn và còn nợ thuế, các doanh nghiệp chờ giải thể còn nợ thuế lớn, thu thập hồ sơ, rà soát, tham mưu chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Đối với các khoản nợ chờ xử lý: Bộ phận quản lý nợ chủ trì phối hợp với bộ phận kiểm tra, bộ phận quản lý các khoản thu từ đất thực hiện xử lý kịp thời, đúng pháp luật.

Các khoản nợ chờ điều chỉnh: Tiếp tục và thường xuyên đẩy mạnh công tác rà soát số liệu nợ thuế phối hợp với các bộ phận kiểm tra, bộ phận kê khai kế toán thuế.

Đẩy mạnh công tác cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn theo qui định. Phấn đấu cưỡng chế 100% đối tượng phải cưỡng chế theo qui định. Trước mắt hoàn thành cưỡng chế các doanh nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp Nhà nước Trung ương. Đối với các trường hợp không thực hiện cưỡng chế do dữ liệu nợ chưa chính xác, các Bộ phận Kiểm tra thuế là đầu mối phối hợp với Bộ phận Kê khai và kế toán thuế, Bộ phận Quản lý nợ thực hiện đối chiếu, xử lý dứt điểm. Đối với các trường hợp không thực hiện cưỡng chế do có khó khăn vướng mắc tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền để được hướng dẫn xử lý.

* Công tác phối hợp ngoài ngành thuế.

Các quy chế phối hợp đã được các cơ quan thuế địa phương phối hợp với các ban ngành tại địa phương. Tuy nhiên công tác phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành các điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý nợ theo Luật Quản lý thuế, theo đó chưa phát huy tác dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

Để thực hiện công tác quản lý nợ thuế, chỉ có cơ quan thuế chưa đủ mà cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành liên quan: Kho bạc, ngân hàng thương mại, Ban quản lý các dự án... vừa phối hợp, vừa giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ đồng thời làm tăng tính chặt chẽ, chính xác của thông tin. Hơn nữa, cơ quan thuế cũng không có đủ quyền hạn để xử lý một số trường hợp nhất định mà cần phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Do vậy, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác đôn đốc, xử lý và áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Trong công tác quản lý nợ thuế và đặc biệt là cưỡng chế nợ thuế thì sự tham gia của các bên liên quan: kho bạc, ngân hàng, công an, hải quan... có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc cung cấp thông tin chính xác, phối hợp thực hiện của các bên liên quan đảm bảo hiệu quả của các biện pháp áp dụng.

Bảng 4.22. Ý kiến đánh giá của công chức, nhân viên về phối hợp của Cục Thuế Hòa Bình với các đơn vị liên quan trong công tác quản lý nợ thuế

ĐVT: người TT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tốt 3 15 2 Khá 12 60 3 Trung bình, còn hạn chế 7 35 Cộng 20 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Theo đánh giá của công chức, nhân viên các đơn vị phối hợp như Kho bạc, nhân viên ngân hành và các Ban quản lý khoảng 15% mức độ đánh giá tốt, 60% ở mức khá, 35% ở mức trung bình, qua đó cũng thấy được do kết quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ tiền thuế đạt hiệu quả chưa cao nên mức độ đánh giá chưa được tốt, vì vậy cơ quan thuế cần phải tăng cường phối hợp có quy chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong công tác xử lý nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 83 - 85)