Cơ cấu hệ thống tổ chức của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 52 - 56)

Cục Thuế tỉnh Hòa Bình được thành lập năm 1991 sau khi tách từ tỉnh Hà Sơn Bình.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Bộ Tài chính (2010) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Căn cứ Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc Cục Thuế.

1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế 2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế

3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 4. Phòng Kiểm tra thuế

5. Phòng Thanh tra thuế

6. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán 7. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân 8. Phòng Kiểm tra nội bộ

9. Phòng Tin học: Cục trưởng Phó cục trưởng Phó cục trưởng Phụ trách chung

10.Phòng Tổ chức cán bộ:

11.Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ:

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Hòa Bình.

- Các Chi cục Thuế: gồm 11 Chi cục: 1. Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình 2. Chi cục Thuế huyện Cao Phong 3. Chi cục Thuế huyện Tân Lạc 4. Chi cục Thuế huyện Mai Châu 5. Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn 6. Chi cục Thuế huyện Yên Thuỷ 7. Chi cục Thuế huyện Kim Bôi 8. Chi cục Thuế huyện Lạc Thuỷ 9. Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn 10.Chi cục Thuế huyện Lương Sơn 11.Chi cục Thuế huyện Đà Bắc

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức các chi cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Bộ Tài chính (2010) + Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:

+ Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học + Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế + Đội Kiểm tra thuế

Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phụ trách chung

+ Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân + Đội Nghiệp vụ - Dự toán

+ Đội Kiểm tra nội bộ

+ Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác + Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ- ấn chỉ + Đội thuế liên xã, phường, thị trấn

Bảng 4.1. Số lượng công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2014-2017)

ĐVT: người

TT Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 A Tổng số công chức thuế 476 456 415 418

1 Công chức quản lý nợ thuế 31 33 34 35

- Tại Cục Thuế 7 8 8 9

- Tại Chi cục Thuế 24 25 26 28 2 Tỷ lệ công chức QLN(%) 6,5 7,2 8,2 8,3

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (2018) Tổng số công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tăng đạt chỉ tiêu cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ thuế năm 2016 chiếm khoảng 8% trên tổng biên chế toàn Cục Thuế, nguyên nhân tăng công chức làm công tác quản lý nợ thuế do số lượng doanh nghiệp nợ tiền thuế tăng kèm theo số nợ thuế tăng. Đây cũng là để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý nợ thuế nói riêng, nó mang ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên so với thực tế công việc thì số lượng cán bộ QLN như vậy vẫn còn rất mỏng. Một số Chi cục Thuế chỉ có một cán bộ và một Đội trưởng kiêm nghiệm thêm việc khác như quản lý trước bạ và thu khác (tiền cấp đất, thuế đất...). Mỗi công chức vừa quản lý doanh nghiệp, hàng tháng hàng quý làm báo cáo, phục vụ kiểm toán nhà nước, thanh tra chính phủ, báo cáo gấp của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính... Điều này ảnh hưởng tới việc nghiệp vụ công tác quản lý nợ thuế đối với từng doanh nghiệp mà mỗi cán bộ được phân công theo dõi, quản lý.

Trình độ cán bộ QLN thuế cũng còn nhiều bất cập. cụ thể hiện nay: - Thạc sỹ : 3 người - chiếm 8,8%

- Đại học : 27 người - chiếm 79,4% - Cao đẳng: 02 người - chiếm 5,9% - Trung cấp: 02 người - chiếm 5,9%

Trình độ cao đẳng, trung cấp, cán bộ nhiều tuổi, sắp về hưu vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn từ đó dẫn tới việc áp dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu trên phần mềm mới gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó tư tưởng làm việc của thế hệ cũ đôi khi gây bất lợi cho người nộp thuế. Những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong công việc không nhiều trong khi đó số lượng doanh nghiệp có số tiền thuế nợ lớn, tuổi nợ kéo dài khá nhiều. Từ đó việc phân công quản lý nợ thuế đối với những doanh nghiệp này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra.

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá công chức thuế về sắp xếp bộ máy trong công tác QLN thuế tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

ĐVT: người TT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) 1 - Tốt 7 23,3 2 - Khá 12 40,0 3 - Trung bình, còn hạn chế 9 30,0 4 - Không ý kiến 2 6,7 Cộng: 30 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua bảng Đánh giá ý kiến của 30 công chức thuế về việc sắp xếp bộ máy trong công tác quản lý nợ thuế ta thấy chỉ có 23,3% số công chức được đánh giá là tốt; 40% đánh giá loại khá và 30% nhận xét đánh giá chỉ ở mức độ trung bình, còn hạn chế do vậy công tác sắp xếp bộ máy làm về công tác xử lý tiền nợ thuế yêu cầu công chức cần phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xử lý nợ và có kinh nghiệm làm việc tiếp xúc đối thoại với các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.

*Ưu điểm:

- Cục Thuế đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức quản lý nợ thuế một cách khép kín từ khâu phát sinh đến khi kết thúc nợ, đảm bảo quản lý được 100% các đối tượng nợ. Đồng thời, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã có sự sắp xếp lại doanh nghiệp cũng như sắp xếp lại sự phân công quản lý nợ thuế vừa theo

ngành nghề, vừa theo qui mô, liên kết giữa sự phân công ở các bộ phận với sự phân công tại phòng QLN để tăng cường sự phối hợp giữa các phòng trong quản lý, đôn đốc thu nộp và điều chỉnh nợ thuế.

* Hạn chế:

- Chưa sắp xếp bộ máy làm về công tác quản lý nợ thuế rất thiếu và phải kiêm nghiệm làm cả bộ phận thu về sử dụng đất, và thu lệ phí trước bạ đất, thu khác...

- Việc giao chỉ tiêu thu nợ thuế chưa sát thực, còn mang tính chất cào bằng không chi tiết theo từng khoản nợ, từng sắc thuế, phân nhóm từng doanh nghiệp nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 52 - 56)